Chưa phân loại

HỘ KINH DOANH HAY CÔNG TY: LỰA CHỌN TỐI ƯU CHO KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG

Hộ kinh doanh hay công ty? Lựa chọn nào mới đúng đắn nhất để bắt đầu sự nghiệp của mình? Bài viết này Luật An Khang phân tích chi tiết, so sánh ưu nhược điểm của công ty và hộ kinh doanh, cùng bạn tìm ra hình thức kinh doanh phù hợp nhất!

Khái niệm Hộ kinh doanh và Công ty

Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ. Hộ kinh doanh cũng là một tổ chức kinh tế hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước.

Luật Doanh nghiệp 2020 không nêu ra khái niệm cụ thể về công ty, tuy nhiên có thể hiểu Công ty là một mô hình kinh doanh có tư cách pháp nhân hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước.

So sánh đặc điểm của Hộ kinh doanh và Công ty

Việc thành lập công ty hay hộ kinh doanh đều có mục đích phục vụ cho công việc kinh doanh của người làm chủ. Tuy nhiên mỗi mô hình có những đặc thù khác nhau:

Tiêu chí Công ty Hộ kinh doanh
Thủ tục 

thành lập

Phức tạp, cần chuẩn bị nhiều giấy tờ, nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đơn giản, chỉ cần nộp hồ sơ tại UBND quận/huyện.
Điều kiện hoạt động Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

  • Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
  • Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
Khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định;
  • Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định
Tư cách pháp nhân Công ty có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân) Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân
Chế độ trách nhiệm – Công ty TNHH, Công ty cổ phần, thành viên góp vốn của Công ty hợp danh: chịu trách nhiệm trong số vốn cam kết góp vào công ty

– Thành viên hợp danh Công ty hợp danh: chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.

Cá nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.
Quy mô kinh doanh Không có quy định giới hạn quy mô và số lượng lao động Số lượng lao động không quá 10 người

Xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì? Hướng dẫn chi tiết

Ưu, nhược điểm của Hộ kinh doanh và Công ty

Ưu nhược điểm của Hộ kinh doanh hay công ty
Ưu nhược điểm của Hộ kinh doanh hay công ty

Ưu – nhược điểm khi thành lập hộ kinh doanh

Về ưu điểm:

  • Thủ tục thành lập đơn giản, không mất nhiều thời gian cũng như chi phí.
  • Dễ dàng điều hành, quản lý.
  • Không bị ràng buộc về vốn nên hộ kinh doanh có khả năng quay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh đóng mức thuế khoán cố định theo hàng tháng do cơ quan thuế quyết định và lệ phí môn bài sẽ phụ thuộc vào doanh thu của từng năm mà không phát sinh bất kì chi phí nào.

Về nhược điểm

  • Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân.
  • Chủ sở hữu hộ kinh doanh cá thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Do đó mỗi một người chỉ được phép thành lập một hộ kinh doanh duy nhất.
  • Hộ kinh doanh cá thể không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như công ty.
  • Số lượng lao động của hộ kinh doanh cá thể bị giới hạn không quá 10 lao động.
  • Hộ kinh doanh không được xuất hoá đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT), không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

Ưu, nhược điểm khi thành lập công ty 

Về ưu điểm

  • Có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân), có con dấu pháp nhân và được phép xuất hóa đơn đỏ.
  • Không bị giới hạn về số lượng lao động và ngành nghề kinh doanh.
  • Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về phần tài sản đã góp vào công ty, không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân).
  • Khả năng huy động vốn cao hơn so với hộ kinh doanh.
  • Được phép mở rộng kinh doanh như mở thêm chi nhánh hay địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác.
  • Công ty được ưu đãi hơn về vay vốn.
  • Công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người sẽ chịu trách nhiệm theo pháp luật về một mảng nhất định.

Về nhược điểm

  • Thủ tục thành lập công ty phức tạp hơn.
  • Công ty có cơ chế giám sát, quản lý nên loại hình công ty sẽ gặp ít nhiều khó khăn do quy mô lớn và phức tạp hơn hộ kinh doanh.
  • Công ty có nghĩa vụ thuế nhiều hơn và phức tạp hơn khi phải đóng 04 loại thuế gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
  • Thủ tục giải thể công ty phức tạp và kéo dài hơn so với hộ kinh doanh.

Xem thêm: Ưu và nhược điểm về 5 loại hình doanh nghiệp

Lưu ý khi lựa chọn Hộ kinh doanh hay công ty

Lưu ý khi lựa chọn Hộ kinh doanh hay công ty
Lưu ý khi lựa chọn Hộ kinh doanh hay công ty

Để lựa chọn đúng loại hình kinh doanh, chủ thể thành lập cần cân nhắc về mục tiêu, khả năng, định hướng kinh doanh của mình.

  • Công ty: Phù hợp với mô hình kinh doanh lớn, cần huy động vốn, mở rộng hoạt động.
  • Hộ kinh doanh: Phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ, mới bắt đầu, cần thủ tục đơn giản, dễ quản lý.

Bạn nên cân nhắc kỹ các yếu tố sau trước khi lựa chọn hộ kinh doanh hay công ty:

  • Ngành nghề kinh doanh;
  • Vốn điều lệ;
  • Số lượng thành viên/ cổ đông/ người lao động;
  • Mục tiêu kinh doanh;
  • Khả năng chịu trách nhiệm
  • Nhu cầu mở rộng kinh doanh
  • Các yếu tố khác: thuế,..

Kết luận

Các thông tin trên đây là câu trả lời mà Luật An Khang muốn gửi tới bạn nhằm giải đáp thắc mắc nên lựa chọn thành lập Hộ kinh doanh hay Công ty. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn kiến thức và thông tin hữu ích. Nếu bạn có thắc mắc cần hỗ trợ, liên hệ ngay với Luật An Khang để được tư vấn miễn phí!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Lê Khắc Dũng là thạc sĩ Luật Hà Nội với hơn 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp lý Doanh nghiệp. Sứ mệnh của tôi và Luật An Khang là đồng hành cùng Doanh nghiệp Việt trong mọi vấn đề Pháp lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *