Gia hạn bảo hộ nhãn hiệu nhanh chóng, dễ dàng: Hướng dẫn chi tiết từng bước
Gia hạn bảo hộ nhãn hiệu có thực sự cần thiết? Điều kiện để gia hạn là gì? Thủ tục gia hạn văn bẳng bảo hộ nhãn hiệu như thế nào? Chi phí và thời gian gia hạn nhãn hiệu ra sao? Bài viết dưới đây của Luật và kế toán An Khang sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước.
Giới thiệu về gia hạn bảo hộ nhãn hiệu
Tầm quan trọng của việc gia hạn bảo hộ nhãn hiệu
Việc thực hiện thủ tục gia hạn bảo hộ nhãn hiệu có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể:
Thứ nhất, giúp duy trì tính toàn vẹn của hệ thống nhãn hiệu và đảm bảo rằng các lợi ích của nhãn hiệu đang được sử dụng như dự định (sử dụng tích cực, đúng cách, chủ động kiểm soát nhãn hiệu, ngăn chặn pha loãng hoặc suy yếu nhãn hiệu).
Thứ hai, việc duy trì và gia hạn nhãn hiệu sẽ giúp cân bằng giữa việc bảo vệ quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hợp pháp và đảm bảo quyền tự do cạnh tranh trên thị trường bằng cách ngăn chặn việc “tích trữ” nhãn hiệu hoặc ngăn chặn việc một cá nhân/tổ chức cố tình ngăn người khác sử dụng các nhãn hiệu không được sử dụng trong thương mại.
Vì những lý do trên nên khi hết thời gian bảo hộ, chủ sở hữu cần tiến hành đăng ký gia hạn nhãn hiệu theo quy định của pháp luật, nếu muốn tiếp tục sử dụng.
Khái niệm về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu được hiểu là khoảng thời gian mà nhãn hiệu được pháp luật bảo vệ dựa trên việc đăng ký quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu. Bằng chứng là chủ sở hữu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hết khoảng thời gian đó thì chủ sở hữu nhãn hiệu không được pháp luật bảo vệ nữa.
Điều kiện gia hạn bảo hộ nhãn hiệu
Theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có thể rút ra điều kiện gia hạn bảo hộ nhãn hiệu đó là:
- Có yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu tới cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
- Thời hạn yêu cầu: Trong vòng 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. Hoặc yêu cầu gia hạn có thể nộp sau thời hạn nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí cho mỗi tháng bị muộn theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Nộp đủ lệ phí gia hạn theo quy định.
Thủ tục gia hạn bảo hộ nhãn hiệu mới nhất
Thủ tục gia hạn nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ được quy định tại Điều 31 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Nộp đơn xin gia hạn
Việc nộp đơn xin gia hạn nhãn hiệu có thể thực hiện theo một trong hai hình thức là:
- Nộp trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Hồ sơ xin gia hạn
Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ (theo mẫu số 07 quy định tại Phục lục II Nghị định 65/2023/NĐ-CP);
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng giấy và có yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);
- Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký gia hạn cho cá nhân hoặc cho tổ chức (nếu yêu cầu được nộp hồ sơ thông qua đại diện);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
Mẫu đơn xin gia hạn
Mẫu số 07
TỜ KHAI GIA HẠN/DUY TRÌ HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Kính gửi: ……………………………………. Người nộp đơn dưới đây yêu cầu gia hạn/duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp |
DẤU NHẬN ĐƠN
(Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|
① NGƯỜI NỘP ĐƠN
(Tổ chức, cá nhân yêu cầu gia hạn/duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Số căn cước công dân (nếu có): Điện thoại: Email: |
||
② ĐẠI DIỆN CỦA NGƯỜI NỘP ĐƠN
• là người đại diện theo pháp luật của người nộp đơn • là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được uỷ quyền của người nộp đơn • là người khác được uỷ quyền của người nộp đơn Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Email: |
||
③ ĐỐI TƯỢNG YÊU CẦU GIA HẠN/DUY TRÌ | ||
• Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp | Số văn bằng bảo hộ:
Các phương án cần gia hạn: |
|
• Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | Số văn bằng bảo hộ:
Các nhóm hoặc sản phẩm, dịch vụ cần gia hạn: |
|
• Bằng độc quyền sáng chế
• Bằng độc quyền giải pháp hữu ích |
Số Bằng độc quyền:
Số điểm yêu cầu bảo hộ độc lập: Năm duy trì hiệu lực: |
④ PHÍ, LỆ PHÍ | |||
Loại phí, lệ phí | Số đối tượng tính phí | Số tiền | |
• Phí thẩm định yêu cầu gia hạn/duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ | văn bằng bảo hộ | ||
• Lệ phí gia hạn/duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ | ….nhóm sản phẩm/dịch vụ | ||
…..phương án của từng sản phẩm | |||
….điểm yêu cầu bảo hộ độc lập | |||
• Lệ phí gia hạn/duy trì hiệu lực muộn | …..tháng nộp muộn | ||
• Phí sử dụng văn bằng bảo hộ | ….nhóm sản phẩm/dịch vụ | ||
…..phương án của từng sản phẩm | |||
….điểm yêu cầu bảo hộ độc lập | |||
• Phí đăng bạ quyết định gia hạn/thông báo duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ | văn bằng bảo hộ | ||
• Phí công bố quyết định gia hạn/thông báo duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ | quyết định/thông báo | ||
Tổng số phí, lệ phí nộp theo đơn là: | |||
Số chứng từ (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp): | |||
⑤ CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
• Tờ khai, gồm ……..trang • Bản gốc văn bằng bảo hộ (nếu yêu cầu ghi nhận gia hạn vào văn bằng bảo hộ) (• bản gốc đã nộp theo đơn số:………………………) • Văn bản uỷ quyền bằng tiếng……. • bản dịch tiếng Việt, gồm…….trang • bản gốc • bản sao ( • bản gốc sẽ nộp sau • bản gốc đã nộp theo đơn số:…………) • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp) • Tài liệu khác, cụ thể: |
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU
(Dành cho cán bộ nhận đơn) • • • • • • • • • • |
||
⑥ CAM KẾT CỦA NGƯỜI NỘP ĐƠN/ĐẠI DIỆN CỦA NGƯỜI NỘP ĐƠN
Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: …………. ngày ….. tháng ….. năm ….. Chữ ký, họ tên người nộp đơn/đại diện của người nộp đơn (Ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có) |
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU SỐ:
Mẫu nhãn hiệu:
Màu sắc nhãn hiệu:
Loại nhãn hiệu:
Nội dung khác:
Danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu:
Chủ Giấy chứng nhận khác:
Gia hạn:
Sửa đổi
Xem xét và xử lý đơn tại cơ quan có thẩm quyền
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu gia hạn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xem xét hồ sơ và thực hiện các thủ tục sau đây:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, ra quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ (nếu có yêu cầu), đăng bạ và công bố quyết định gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định;
- Ra thông báo dự định từ chối gia hạn, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hồ sơ yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;
- Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng.
Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Sau khi thủ tục gia hạn đã hoàn tất, trường hợp chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận quyết định gia hạn hiệu lực vào văn bằng bảo hộ, chủ văn bằng bảo hộ phải thực hiện thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ và nộp phí, lệ phí theo quy định
Chi phí và thời gian gia hạn bảo hộ nhãn hiệu
Lệ phí gia hạn
Căn cứ theo Biểu mức thu phí, lệ sở hữu công nghiệp tại Thông tư 263/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 31/2020/TT-BTC thì lệ phí gia hạn nhãn hiệu được quy định như sau:
- Lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu (10 năm) cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ: 100.000 đồng.
- Phí thẩm định yêu cầu gia hạn: 160.000 đồng.
- Phí sử dụng văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu (10 năm) cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ: 700.000 đồng.
- Phí công bố Quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
- Phí đăng bạ Quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
Thời gian xử lý hồ sơ
01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ gia hạn nhãn hiệu.
Các trường hợp đặc biệt đối với gia hạn bảo hộ nhãn hiệu
Gia hạn nhãn hiệu tập thể
Theo khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 thì nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Khi hết thời gian bảo hộ thì chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể cũng phải thực hiện đăng ký gia hạn theo quy định.
Tuy nhiên, theo điểm đ khoản 1 Điều 95 Luật này thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không thể gia hạn nếu như chủ Giấy chứng nhận này không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Còn về thủ tục gia hạn bảo hộ nhãn hiệu tập thể được thực hiện tương tự như nhãn hiệu thông thường nêu trên.
Gia hạn nhãn hiệu quốc tế
Trong thời hạn 06 tháng trước ngày kết thúc thời hạn hiệu lực của đăng ký quốc tế nhãn hiệu, Văn phòng quốc tế sẽ gửi một thông báo không chính thức để nhắc nhở chủ nhãn hiệu hoặc người đại diện của họ về ngày hết hạn hiệu lực. Bất cứ đăng ký quốc tế nhãn hiệu nào (nếu đáp ứng đủ điều kiện) thì cũng có thể được gia hạn với thời hạn như sau:
- 20 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (đối với nước là thành viên Thoả ước Madrid, kể cả với nước đồng thời là thành viên Nghị định thư Madrid);
- 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (đối với nước chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid).
Khi doanh nghiệp thực hiện việc gia hạn thì không được dẫn đến bất cứ thay đổi nào trong Đăng ký quốc tế ở tình trạng mới nhất của Đăng ký. Khi doanh nghiệp thực hiện việc gia hạn Đăng ký quốc tế theo Nghị định thư Madrid thì sẽ được hưởng một thời gian ân hạn 6 tháng (với điều kiện nộp phụ phí trội được ấn định tại Nghị định thư Madrid).
Để thực hiện thủ tục gia hạn, doanh nghiệp cần chuẩn bị Tờ khai yêu cầu gia hạn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm các tài liệu sau đây:
- Bản sao Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu;
- Bản sao giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam;
- Bản sao Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của WIPO;
- Bản sao Công báo Sở hữu công nghiệp có nhãn hiệu đăng ký quốc tế;
- Bản sao quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt Nam;
- Giấy uỷ quyền nếu nộp thông qua đại diện;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ chuyển hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế xử lý theo luật định.
Kết luận
Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề gia hạn bảo hộ nhãn hiệu để bản đọc tham khảo. Qua đó giúp bạn hiểu rõ về các quy định liên quan đến gia hạn bảo hộ nhãn hiệu như hồ sơ, thủ tục, điều kiện…. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này và các vấn đề có liên quan hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Luật và kế toán An Khang để được hỗ trợ nhanh nhất, vui lòng liên hệ đến hotline 076.9063.686 để hoặc truy cập vào website để nhận tư vấn hỗ trợ từ chúng tôi. Trân trọng!