Thành Lập Doanh Nghiệp

Mẫu Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu Theo Luật Mới 2024

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một văn bản cần thiết cho các doanh nghiệp nếu muốn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, dịch vụ mà mình sáng tạo ra. Vậy giấy đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực sử dụng trong bao lâu? Mẫu giấy chứng nhận đã đăng ký nhãn hiệu theo luật mới như thế nào? Bài viết dưới đây Luật An Khang sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

>> Xem thêm:Dịch vụ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Luật An Khang

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?

Khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký độc quyền nhãn hiệu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ mình cung cấp với Cục sở hữu trí tuệ thì sẽ được cấp giấy chứng nhận. Đó được gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể, đây là một văn bằng có giá trị bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) đối với nhãn hiệu mà họ đã đăng ký.

Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu sẽ được xét duyệt và cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Các tổ chức, cá nhân muốn xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu do mình tạo ra sẽ cần phải thực hiện các thủ tục theo đúng quy định để được cấp giấy xác nhận đăng ký nhãn hiệu.

Quy trình xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Hiện nay, thị trường kinh doanh đang vô cùng sôi động với các doanh nghiệp và thương hiệu mới mọc lên như nấm. Đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp thoải mái phát triển kinh doanh, thương hiệu của mình. Tuy nhiên đây cũng là một thách thức khi doanh nghiệp càng ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Việc này cũng dẫn tới nhiều vấn đề và các sự việc liên quan tới cạnh tranh không lành mạnh.

Do vậy, trước tình hình đó, việc đăng ký nhãn hiệu trở nên quan trọng và trở thành việc cấp bách cần phải làm đối với các doanh nghiệp. Khi đã sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp có thể đưa nhãn hiệu vào hệ thống pháp luật, và nhờ các chế tài pháp lý ngăn chặn bất kỳ hành vi xâm phạm, sao chép hay giả danh nào đối với nhãn hiệu. 

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo luật mới 2024

Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu là một văn bản được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vậy nên một mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đúng pháp luật cũng cần tuân thủ các quy định khắt khe về hình thức và nội dung. Cụ thể, giấy chứng nhận nhãn hiệu sẽ thể hiện đầy đủ các nội dung sau:

  • Mã số cấp giấy đăng ký nhãn hiệu;
  • Thông tin cá nhân như họ tên, số địa chỉ của chủ sở hữu giấy xác nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Mã số đơn, thời gian nộp đơn, tờ khai đăng ký nhãn hiệu (ngày/ tháng);
  • Mã số và thời gian ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu;
  • Thời hạn hiệu lực được phép sử dụng;
  • Mẫu mã đúng của nhãn hiệu, màu sắc và chi tiết loại hình của nhãn hiệu;
  • Danh mục các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu đó;
  • Thông tin về quá trình thực hiện việc gia hạn, sửa đổi và bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu hiệu (nếu có, không bắt buộc).

Trên đây là các thông tin bắt buộc phải có trong mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo đúng quy định pháp luật. Các thông tin trên đây sẽ giúp cơ quan chức năng có cái nhìn tổng quan và nắm được các thông tin chi tiết về doanh nghiệp và nhãn hiệu được bảo trợ.

Giải đáp thắc mắc thường gặp về giấy đăng ký nhãn hiệu

Sau đây, để giúp các bạn hiểu thêm về giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Luật An Khang đã thực hiện tổng hợp và giải đáp chi tiết các thắc mắc thường gặp. Đây đều là các câu hỏi mà khách hàng thường quan tâm và cần Luật An Khang giải đáp.

Điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, các nhãn hiệu gắn với hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu (có thể là cá nhân, tổ chức) cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định cụ thể tại Điều 72, Điều 73 và Điều 74 thuộc Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Là dấu hiệu có thể nhìn thấy được: Nó cần được thể hiện bằng một màu sắc hoặc nhiều màu sắc khác nhau hoặc các dấu hiệu âm thanh đồ họa được cho phép theo quy định pháp luật.
  • Nó có thể được thể hiện bằng chữ cái, các từ ngữ, các loại hình vẽ, hình ảnh hoặc hình ba chiều được pháp luật cho phép. Nhãn hiệu cũng có thể được kết hợp các yếu tố đó.
  • Là yếu tố độc quyền, có khả năng sử dụng để phân biệt các hàng hoá, dịch vụ của thương hiệu này với hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân hoặc tổ chức khác.
Chi tiết giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong bao lâu

Đây là thắc mắc chung của các khách hàng khi tìm hiểu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?

Nhiều khách hàng cho rằng giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu sẽ có thời hạn trọn đời. Từ đó họ không gìn giữ và đóng gói giấy chứng nhận này dẫn đến việc khó xin cấp lại hoặc gia hạn.

Cụ thể chi tiết về thông tin hiệu lực của giấy chứng nhận đó được quy định cụ thể tại  khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ là:

  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Ta có thể thấy, thực chất giấy đăng ký độc quyền nhãn hiệu mà  tổ chức, cá nhân xin cấp là một văn bản có hiệu lực. Hiệu lực của nó là thời gian 10 năm tính từ thời gian bắt đầu nộp đơn. Và doanh nghiệp cũng cần chú ý phí đăng ký nhãn hiệu và cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ khác nhau.

>> Xem thêm: Nên đăng ký nhãn hiệu tên bằng tên công ty hay cá nhân 2024?

Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 10 năm

Có thể gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa không?

Bạn có thể xin gia hạn giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu đã đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.

Trước ngày giấy chứng nhận hết hiệu lực 10 năm, trong thời gian 6 tháng tính đến ngày hết hiệu lực, cá nhân hoặc tổ chức đang là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó cần làm thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Việc này sẽ giúp duy trì quyền sở hữu và giá trị nhãn hiệu trong khoảng thời gian 10 năm tiếp theo.

Doanh nghiệp có thể thực hiện gia hạn giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu không chỉ 1 lần mà nhiều lần. Đối với mỗi lần gia hạn thì giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm. Hiệu lực này của giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu có thể áp dụng cho tất cả các hạng mục nhãn hiệu được đăng ký. Doanh nghiệp cũng có thể chỉ chọn một phần hạng mục hàng hóa, dịch vụ muốn gia hạn.

Toàn bộ các thông tin trên đây là tư vấn về mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà Luật An Khang muốn gửi tới quý bạn đọc và quý doanh nghiệp quan tâm. Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin, hãy liên hệ hotline để được biết thêm chi tiết nhé!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Lê Khắc Dũng là thạc sĩ Luật Hà Nội với hơn 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp lý Doanh nghiệp. Sứ mệnh của tôi và Luật An Khang là đồng hành cùng Doanh nghiệp Việt trong mọi vấn đề Pháp lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *