Pháp Luật Doanh Nghiệp

Thủ Tục – Điều Kiện Thành Lập Doanh Nghiệp Chế Xuất 2024

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp hoạt động chế xuất trong các khu chế xuất, công nghiệp và kinh tế. Để được mở công ty ở lĩnh vực này thì doanh nghiệp cần chú ý điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất theo quy định pháp luật. Vậy các điều kiện mở doanh nghiệp chế xuất là gì? Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất như thế nào? Tất cả sẽ được Luật An khang trình bày chi tiết trong bài viết này. Hãy cùng chúng tôi theo dõi để biết đáp án chi tiết nhé!

Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất theo quy định 2024

Doanh nghiệp chế xuất là công ty thực hiện hoạt động chế xuất như: các hoạt động chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Hiện nay quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật. Cụ thể căn cứ pháp lý của điều kiện mở công ty chế xuất căn cứ vào:

  • Khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP 
  • Điều 28a Nghị định 18/2021/NĐ-CP

Nội dung các điều kiện thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực chế xuất bao gồm:

  • Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào;
  • Phải bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Theo Điều 28a. Nghị định 18/2021/NĐ-CP về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa.
  • Có hệ thống camera quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng
  • Doanh nghiệp chế xuất muốn được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động.
điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất
Khu công nghiệp chế xuất cần đáp ứng yêu cầu cụ thể

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất

Ngoài các nội dung về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam thì quý khách hàng cần nắm vững các thông tin về thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất. Cụ thể quy trình thành lập doanh nghiệp chế xuất như sau:

Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Nếu doanh nghiệp bạn đang kinh doanh thuộc các trường hợp dưới đây thì cần thực hiện đăng ký với chủ đầu tư có thẩm quyền. Cụ thể nội dung đăng ký bao gồm:

  • Dự án được Nhà nước giao, cho thuê đất không qua đấu thầu, đấu giá hoặc nhận chuyển nhượng; có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, nhà ở (cho thuê, thuê mua, bán); dự án đầu tư đúng với quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
  • Dự án kinh doanh, đầu tư sân golf;
  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tại đảo, phường, xã, thị trấn biên giới; thị trấn ven biển; các khu vực khác có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng.

Đây cũng là điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất mà các chủ doanh nghiệp cần chú ý khi thực hiện.

>> >Xem thêm: Luật Sư Tư Vấn: 2024 Có Nên Thành Lập Công Ty Môi Giới Bđs?

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

  • Văn bản đề nghị tiến hành thực hiện dự án đầu tư, bao gồm cam kết chịu mọi rủi ro, chi phí trong trường hợp dự án không được chấp nhận;
  • Giấy tờ của nhà đầu tư để chứng minh tư cách pháp lý;
  • Đề xuất về dự án;
  • Bản sao tài liệu của nhà đầu tư chứng minh khả năng tài chính;
  • Đề xuất về nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao tài liệu, giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước cho thuê đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
  • Nội dung giải trình cho các công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Các tài liệu liên quan khác về dự án, điều kiện, năng lực của nhà đầu tư.

Bước 3: Thành lập doanh nghiệp cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải công bố công khai về thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn công khai thành lập doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận theo quy định.

Giải đáp câu hỏi thường gặp về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc cơ quan nào

Căn cứ vào Điều 39 Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp muốn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư doanh nghiệp chế xuất có thể liên hệ tại:

  • Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư thuộc các trường hợp cụ thể

>> Xem thêm: Chi Tiết 5 Điều Kiện Thành Lập Công Ty Dược Phẩm Mới 2024

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm các tài liệu gì

Hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông hay thành viên công ty;
  • Bản sao công chứng giấy tờ cá nhân hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập…;
  • Các văn bản chứng minh đủ điều kiện sản xuất hàng hóa, sản phẩm kinh tế.

điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất

Nội dung đăng công bố thành lập doanh nghiệp chế xuất gồm những gì?

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Thời hạn dành cho việc đăng công bố thành lập doanh nghiệp là trong vòng 30 ngày. Chủ doanh nghiệp cần chú ý thực hiện đúng pháp luật để tránh bị phạt theo quy định.

> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói từ A – Z chỉ 690k

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của Luật An Khang về các điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất. Do là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù vậy nên doanh nghiệp chế xuất cũng có nhiều điều kiện riêng biệt. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các thủ tục thành lập doanh nghiệp, tài liệu thành lập doanh nghiệp chế xuất, hãy liên hệ với Luật An Khang qua Hotline!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *