Cách báo cáo tài chính công ty TNHH 1 thành viên
Báo cáo tài chính (BCTC) là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp TNHH 1 thành viên minh bạch về tình hình tài chính, từ đó hỗ trợ nhà quản lý, nhà đầu tư và cơ quan thuế đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sau đây Luật và Kế Toán An Khang sẽ chia sẻ cho bạn cách để báo cáo tài chính cho công ty tnhh 1 thành viên.
Căn cứ pháp lý
- Luật Kế toán 2015: Quy định chung về nguyên tắc lập và quản lý báo cáo tài chính.
- Nghị định 139/2016/NĐ-CP: Quy định về mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến báo cáo tài chính.
- Thông tư 200/2014/TT-BTC: Hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp, quy định và hướng dẫn chi tiết.
Thành phần của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của công ty TNHH 1 thành viên bao gồm các thành phần như sau:
Bảng cân đối kế toán
- Thể hiện tổng quan về tài sản của công ty, nợ phải trả và vốn của DN (doanh nghiệp) tại một thời điểm nhất định.
- Ví dụ: Tài sản tiền mặt/tài sản cố định/ hàng tồn kho; nợ phải trả có thể là các khoản vay ngắn hạn hoặc dài hạn từ ngân hàng.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN (doanh thu, chi phí, lợi nhuận) trong một kỳ kế toán nhất định (tháng, quý, năm)
- Ví dụ: Doanh thu, chi phí tài chính, cp quản lý doanh nghiệp năm, lợi nhuận sau thuế...trong một kỳ kế toán nhất định (tháng, quý, năm)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Báo cáo này phản ánh các dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính.
- Ví dụ: Dòng tiền từ hoạt động bán hàng, dòng tiền đầu tư vào tài sản cố định.
Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty tnhh 1 thành viên
- Nói chi tiết các con số trong báo cáo tài chính, giải thích rõ ràng về khoản mục tài chính, chính sách kế toán áp dụng và các thay đổi nếu có.
- Ví dụ: Giải thích về chính sách khấu hao tài sản cố định hoặc thay đổi quy định về ghi nhận doanh thu.
>>>Nếu bạn đang thắc mắc về chi phí về việc thành lập công ty thì không nên bỏ qua bài viết: Chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành viên!
Quy trình lập báo cáo tài chính công ty tnhh 1 thành viên
Quy trình lập BCTC công ty tnhh 1 thành viên bao gồm chi tiết các bước sau:
- Thu thập dữ liệu: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình. Dữ liệu được thu thập từ các hóa đơn/ phiếu thu/phiếu chi/ sổ cái/ sổ nhật ký, …
- Ghi sổ kế toán: Dữ liệu thu thập được sẽ được ghi chép vào các sổ kế toán theo nguyên tắc kế toán.
- Lập bảng cân đối kế toán: Thể hiện tình hình tài sản, các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu DN (doanh nghiệp) tại một thời điểm cụ thể.
- Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo này thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
- Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo này thể hiện các dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
- Lập thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh cung cấp thông tin chi tiết về các mục trong báo cáo tài chính, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình hình tài chính.
- Kiểm tra và soát: Báo cáo tài chính cần được kiểm tra và soát kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác của chuẩn mực kế toán.
- Trình bày và công bố: Báo cáo tài chính được trình bày theo mẫu quy định và công bố cho các bên liên quan như cổ đông, cơ quan thuế, đối tác kinh doanh, …
Ví dụ minh họa
Giả sử chúng ta có một công ty TNHH sản xuất và kinh doanh nước uống. Sau khi kết thúc năm, công ty cần lập BCTC để phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của mình.
Thu thập dữ liệu: Kế toán thu thập tất cả các chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty trong năm, bao gồm hóa đơn mua nguyên vật liệu/hóa đơn bán hàng/ phiếu lương/..
Ghi sổ kế toán:
- Kế toán ghi chép các bút toán vào sổ kế toán dựa trên các chứng từ đã thu thập. Ví dụ:
- Ghi nhận doanh thu từ việc bán nước uống:Nợ TK 131 (Phải thu KH)
- Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp)
- Có TK 511 (Doanh thu bán hàng).
- Ghi nhận CP NVL sử dụng ngay không nhập kho
- Nợ TK 621 (CP NVL trực tiếp)
- Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)
- Có TK 331 Phải trả người bán
- Ghi nhận lượng bộ phận bán hàng: Nợ TK 641 (Chi phí nhân viên BH), Có TK 334 (Phải trả lao động).
Lập bảng cân đối kế toán: Căn cứ vào số dư cuối kỳ của các tài khoản kế toán, kế toán lập bảng cân đối kế toán, thể hiện tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty
- Ví dụ:
TÀI SẢN | Số tiền | NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU | Số tiền |
Tiền và các khoản tương đương tiền | 500.000.000 | Nợ ngắn hạn | 300.000.000 |
Phải thu khách hàng | 200.000.000 | Nợ dài hạn | 100.000.000 |
Hàng tồn kho | 100.000.000 | Vốn góp chủ sở hữu | 600.000.000 |
Tài sản cố định | 400.000.000 | Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối | 200.000.000 |
TỔNG CỘNG TÀI SẢN | 1.200.000.000 | TỔNG CỘNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU | 1.200.000.000 |
Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Kế toán lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong năm. Ví dụ:
Chỉ tiêu | Số tiền |
Doanh thu bán hàng | 1.000.000.000 |
Giá vốn hàng bán | 500.000.000 |
Lợi nhuận gộp | 500.000.000 |
Chi phí bán hàng | 100.000.000 |
Chi phí quản lý doanh nghiệp | 150.000.000 |
Lợi nhuận trước thuế | 250.000.000 |
Thuế TNDN | 50.000.000 |
Lợi nhuận sau thuế | 200.000.000 |
Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ công ty tnhh 1 thành viên: Kế toán lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thể hiện các dòng tiền vào và ra của công ty trong năm.
Lập thuyết minh BCTC: Kế toán lập thuyết minh báo cáo tài chính, giải thích chi tiết về các mục trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Kiểm tra và soát xét: Kế toán trưởng hoặc kiểm toán viên sẽ kiểm tra và soát BCTC để đảm bảo tính chính xác của báo cáo để không có sai sót.
Trình bày và công bố: BCTC được trình bày theo mẫu và công bố cho các bên liên quan như chủ sở hữu/cơ quan thuế, ..
>>>Bạn có thể đọc thêm nếu công ty bạn mới thành lập: Hướng dẫn lập báo cáo tài chính cho công ty mới thành lập
Các lỗi thường gặp khi lập và nộp báo cáo tài chính
Các lỗi thường gặp
- Thiếu hợp lệ: Không đính kèm đầy đủ hóa đơn, biên lai hoặc giấy tờ xác nhận khi lập báo cáo.
- Sử dụng hóa đơn không hợp lệ: Hóa đơn không chính xác/ không đúng quy định thì báo cáo không được chấp nhận.
- Nộp chậm BCTC: Nộp BCTC không đúng hạn có bị xử phạt.
Cách khắc phục
- Kiểm tra hồ sơ trước khi lập báo cáo.
- Sử dụng phần mềm kế toán chuyên dụng để quản lý và theo dõi các khoản mục tài chính.
- Nộp báo cáo tài chính đúng hạn và có dự phòng thời gian để sửa chữa nếu cần.
>>>Nếu bạn chưa biết lập BCTC hãy liên hệ ngay: Dịch vụ kế toán thuế toàn quốc, chuyên nghiệp – Luật An Khang
Kết luận
Việc lập báo cáo tài chính đúng quy định và đúng thời hạn không chỉ giúp doanh nghiệp tránh các hình phạt mà còn tăng cường sự minh bạch và uy tín. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc tư vấn chuyên sâu về quá trình lập báo cáo tài chính, đừng ngần ngại liên hệ với Luật và Kế Toán An Khang chúng tôi để được tư vấn chi tiết.