Bị khóa mã số thuế? Tìm hiểu 04 nguyên nhân doanh nghiệp bị khóa mã số thuế
Nguyên nhân doanh nghiệp bị khóa mã số thuế là vấn đề mà rất nhiều chủ doanh nghiệp thắc mắc tìm câu trả lời cũng như cách giải quyết. Nhận biết đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Luật An Khang xin chỉ ra những nguyên nhân bị khóa mã số thuế mà chủ doanh nghiệp hay phạm phải qua bài viết sau.
Các trường hợp doanh nghiệp bị khóa mã số thuế
Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký
Doanh nghiệp bị khóa mã số thuế trong trường hợp cơ quan thuế và chính quyền địa phương xác nhận doanh nghiệp của bạn không hoạt động tại địa điểm đã đăng ký. Theo đó, căn cứ để cơ quan thuế và chính quyền địa phương xác nhận doanh nghiệp của bạn không hoạt động tại địa điểm đã đăng ký là:
- Doanh nghiệp của bạn không thực hiện khai thuế, báo cáo thuế, sau khi có thông báo đôn đốc khai thuế, báo cáo thuế lần 2 từ Cơ quan thuế.
- Thông báo từ cơ quan thuế gửi đến doanh nghiệp của bạn bị trả lại do không có người nhận hoặc địa chỉ không tồn tại.
- Cơ quan thuế nhận được thông tin doanh nghiệp của bạn không hoạt động tại địa điểm đã đăng ký
- Và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thông báo đến Cơ quan thuế doanh nghiệp của bạn không còn hoạt động tại địa điểm đã đăng ký.
Xem thêm: Các Loại Thuế Phải Nộp Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Năm 2024
Doanh nghiệp không hoạt động, giải thể hoặc phá sản
Nếu doanh nghiệp của bạn không còn hoạt động hoặc đang thực hiện thủ tục giải thể, phá sản thì bạn phải thực hiện thêm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC. Khi đó, doanh nghiệp sẽ bị khóa mã số thuế theo quyết định của cơ quan quản lý thuế.
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ bị khóa mã số thuế cũ khi bạn thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp như sáp nhập, chia tách công ty. Khi đó, mã số thuế cũ bị khóa, doanh nghiệp của bạn sẽ được cấp mã số thuế mới theo tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Đây là nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị khóa mã số thuế dễ hiểu nhất, doanh nghiệp của bạn có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi bị Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi do doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật về doanh nghiệp, thuế hoặc các quy định khác.
Khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đương nhiên doanh nghiệp của bạn cũng sẽ bị khóa mã số thuế.
Hậu quả của việc bị khóa mã số thuế
Khi doanh nghiệp bị khóa mã số thuế, doanh nghiệp sẽ không thể:
- Xuất hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng
- Không thể nộp tờ khai thuế trên website Thuế điện tử, gồm: Tờ khai Giá trị gia tăng, Thu nhập cá nhân (nếu có); báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
- Không được làm thủ tục Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép đầu tư
Ngoài ra, theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ, doanh nghiệp của bạn có thể xử phạt lên đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không nộp tờ khai thuế, báo cáo thuế.
Cách phòng tránh doanh nghiệp bị khóa mã số thuế
Doanh nghiệp bị khóa mã số thuế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, thậm chí điều này còn khiến doanh nghiệp không thể tiếp tục kinh doanh vì không thể sử dụng mã số thuế. Bởi vậy, Luật An Khang mách cho bạn những mẹo nhỏ sau để có thể hạn chế tối đa nguy cơ doanh nghiệp bị khóa mã số thuế.
Kê khai chính xác thông tin doanh nghiệp ngay từ bước đầu thành lập
Không nên sử dụng sim rác để đăng ký doanh nghiệp. Việc sử dụng số điện thoại và địa chỉ email rác ngăn cản sự liên lạc giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp, từ đó trở thành căn cứ để cơ quan thuế ra quyết định khóa mã số thuế của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Luật An Khang khuyên bạn nên đăng ký doanh nghiệp bằng số điện thoại chính chủ và địa chỉ email chính xác.
Nếu doanh nghiệp của bạn đã đi vào hoạt động, bạn có thể thực hiện thủ tục Thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp hoặc thủ tục Cập nhật, bổ sung thông tin về số điện thoại và email trên đăng ký kinh doanh.
Cập nhật liên tục các thông tin về địa chỉ doanh nghiệp
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp bị khóa mã số thuế do không cập nhật địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp theo sự thay đổi của địa giới đơn vị hành chính của địa phương. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi và thực hiện thủ tục Thay đổi thông tin doanh nghiệp nếu địa phương nơi doanh nghiệp có trụ sở thay đổi đơn vị địa giới hành chính.
Thực hiện kê khai và báo cáo thuế đúng thời hạn
Kê khai và báo cáo thuế là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn không chú ý thời hạn kê khai và báo cáo thuế đúng thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế thì khả năng doanh nghiệp bị khóa mã số thuế là rất cao.
Cách tra cứu doanh nghiệp bị khóa mã số thuế
Cách tra cứu xem doanh nghiệp của bạn có bị khóa mã số thuế hay không như sau:
Bước 1: Truy cập vào website: https://tracuunnt.gdt.gov.vn/
(Giao diện website)
Bước 2: Điền mã số thuế của doanh nghiệp cần tra cứu và mã xác nhận, sau đó bấm chọn “Tra cứu”.
(Các trường thông tin cần nhập)
Bước 3: Sau khi bấm tra cứu, thông tin của doanh nghiệp sẽ hiện ra tại bảng tra cứu thông tin.
– Trường hợp doanh nghiệp đã bị khóa mã số thuế thì hiển thị trạng thái là: “NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký”.
– Trường hợp doanh nghiệp vẫn đang hoạt động thì hiển thị trạng thái là: “NNT đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)”.
Cách khôi phục mã số thuế doanh nghiệp
Để khôi phục mã số thuế cho doanh nghiệp của mình, bạn cần nộp Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế theo mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 3/2/2020 hướng dẫn về đăng ký thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi cơ quan thuế ban hành Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định của pháp luật.
Kết luận
Trên đây là những thông tin mà Luật An Khang đưa đến cho khách hàng về những lý do bị khóa mã số thuế cũng như hậu quả, cách khắc phục, cách tra cứu và khôi phục mã số thuế. Nếu còn vấn đề gì vướng mắc, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline để được đội ngũ chuyên viên của Luật An Khang tư vấn miễn phí.