Pháp Luật Doanh Nghiệp

Vốn điều lệ tối thiểu thành lập doanh nghiệp – Quy định mới nhất 2024

Vốn điều lệ là gì? Vốn điều lệ đóng vai trò gì trong hoạt động của doanh nghiệp? Mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu? Cùng Luật An Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Vốn điều lệ là gì? Vai trò của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp

Khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập công ty là mức vốn mà thành viên công ty cam kết góp được ghi nhận trong điều lệ của công ty.

Các tổ chức và cá nhân có thể thực hiện việc góp vốn điều lệ theo các hình thức:

  • Mua và sở hữu Cổ phần hoặc Cổ phiếu của Công ty cổ phần.
  • Góp vốn trực tiếp vào Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh.

Vai trò của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bao gồm:

  • Thể hiện trách nhiệm của các cổ đông đối với doanh nghiệp, khách hàng và đối tác thông qua việc cung cấp vật chất.
  • Là cơ sở cần thiết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
  • Dùng để phân phối lợi nhuận, rủi ro và thua lỗ của doanh nghiệp giữa các cổ đông tham gia góp vốn.
  • Đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp củng cố tiềm lực, mở rộng quy mô sản xuất và tiếp cận thị trường.
  • Là căn cứ để xác lập tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định.

Xem thêm: Dịch vụ doanh nghiệp trọn gói

Vốn điều lệ tổng giá trị tài sản khi thành lập công ty
Vốn điều lệ tổng giá trị tài sản khi thành lập công ty

Quy định về vốn điều lệ tối thiểu theo loại hình doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định về mức vốn cụ thể khi thành lập doanh nghiệp. Việc xác định vốn điều lệ của công ty mới thành lập sẽ phụ thuộc vào khả năng kinh tế của thành viên góp vốn, mục đích, lĩnh vực hoạt động. 

Do đó, khi thành lập doanh nghiệp, số vốn điều lệ có thể được xác định dựa vào các yếu tố như:

  • Khả năng tài chính của công ty;
  • Lĩnh vực hoạt động của công ty;
  • Phạm vi, quy mô, loại hình hoạt động;
  • Dự trù kinh phí cho các hoạt động của công ty…

Quy định về vốn điều lệ tối thiểu theo ngành nghề kinh doanh

Đây là mức vốn được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền và được coi là cần thiết để bắt đầu thực hiện một dự án khi thành lập doanh nghiệp. Giá trị vốn thường thay đổi tùy theo từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cụ thể như Chứng khoán,  Kinh doanh vàng, Bảo hiểm, Kinh doanh tiền tệ và Kinh doanh bất động sản.. Mục đích quy định mức vốn để giảm rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, vốn góp hoặc vốn kinh doanh cần phải bằng hoặc lớn hơn mức vốn pháp định tối thiểu trong ngành đó, ví dụ:

  • Lĩnh vực an ninh trật tự: 1 triệu đô (theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP)
  • Lĩnh vực công thương: 5 tỷ – 150 tỷ đồng (theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP; Nghị định 51/2018/NĐ-CPNghị định 69/2018/NĐ-CP)
  • Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP)
  • Lĩnh vực giáo dục: 20 triệu – 1000 tỷ đồng (theo Nghị định 46/2017/NĐ-CPNghị định 86/2018/NĐ-CP)
  • Lĩnh vực giao thông vận tải: 30 tỷ -1300 tỷ đồng (theo Nghị định 92/2016/NĐ-CPNghị định 147/2018/NĐ-CP)
  • Lĩnh vực lao động: 05 tỷ – 100 tỷ đồng (theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP; Nghị định 23/2021/NĐ-CP; Nghị định 143/2016/NĐ-CPNghị định 38/2020/NĐ-CP)…

Ví dụ: Mở công ty tư vấn đầu từ chứng khoán, yêu cầu vốn pháp định ở mức 10 tỷ. Vì vậy nếu bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực này thì cần chuẩn bị vốn tối thiểu là 10 tỷ và không giới hạn mức tối đa.

Mức vốn tối thiểu cho mỗi ngành nghề kinh doanh là khác nhau
Mức vốn tối thiểu cho mỗi ngành nghề kinh doanh là khác nhau

Lưu ý khi xác định vốn điều lệ

Nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp?

Mức vốn điều lệ không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ liên quan tới mức thuế (lệ phí) môn bài doanh nghiệp phải đóng:

  • Doanh nghiệp/tổ chức có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm
  • Doanh nghiệp/tổ chức có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm

Tuy nhiên, vốn điều lệ chính là sự cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Do đó:

  • Nếu vốn điều lệ thấp khó tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác trong kinh doanh và khó khăn trong vay vốn từ ngân hàng với số tiền vay vượt ngoài khả năng và vượt ngoài vốn điều lệ của doanh nghiệp;
  • Nếu vốn điều lệ cao/quá cao dẫn đến nguy cơ rủi ro cao nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với các khách hàng, đối tác, đặc biệt trong các hoạt động đấu thầu.

Vì thế tùy thuộc vào năng lực tài chính, phương hướng hoạt động và quy mô kinh doanh, chủ doanh nghiệp nên để số vốn điều lệ ở mức vừa phải và đủ khả năng của mình. Đến khi việc kinh doanh của công ty bắt đầu đi vào hoạt động ổn định hơn, và có dấu hiệu phát triển đi lên thì lúc đó sẽ tiến hành việc tăng vốn điều lệ cho công ty.

Góp vốn không đúng thời hạn có bị phạt không?

Có, nếu doanh nghiệp không góp đủ vốn điều lệ công ty thì sẽ xử lý theo quy định tại khoản 3, Điều 46, Nghị định 122/2021/NĐ-CP với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu về mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc bất cứ vấn đề gì, quý khách hãy liên hệ hotline Luật An Khang để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết nhất về vốn điều lệ và hướng dẫn thực hiện toàn bộ thủ tục thành lập công ty cũng như thủ tục thay đổi liên quan góp vốn điều lệ.

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *