Bảo Hộ Nhãn Hiệu

Tính khác biệt của nhãn hiệu: Khái niệm, tầm quan trọng và cách tạo dựng

Tính khác biệt của nhãn hiệu có ý nghĩa như thế nào trong bảo hộ nhãn hiệu? Các yếu tố cấu thành tính khác biệt này là gì? Nếu không có tính khác biệt thì nhãn hiệu gặp những rủi ro gì? Bài viết dưới đây của Luật và kế toán An Khang sẽ làm rõ các vấn đề nêu trên.

Giới thiệu về tính khác biệt của trong bảo hộ nhãn hiệu

Tầm quan trọng của tính khác biệt trong bảo hộ nhãn hiệu

Tính khác biệt của bảo hộ nhãn hiệu là yếu tố cốt lõi trong việc bảo hộ nhãn hiệu. Nó là một trong những điều kiện để xác định nhãn hiệu có được đăng ký bảo hộ hay không. Đây không chỉ là yếu tố dùng để đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam mà còn được sử dụng trên toàn thế giới.

Giới thiệu về tính khác biệt của trong bảo hộ nhãn hiệu
Giới thiệu về tính khác biệt của trong bảo hộ nhãn hiệu

Theo đó, tính khác biệt trong nhận diện thương hiệu có vai trò rất quan trọng. Điều này thể hiện qua các yếu tố sau đây:

  • Xác định tính duy nhất của sản phẩm hoặc dịch vụ;
  • Tránh nhầm lẫn cho người tiêu dùng;
  • Bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu;
  • Tạo lợi thế cạnh tranh;
  • Đảm bảo khả năng đăng ký nhãn hiệu;
  • Tăng giá trị thương mại của nhãn hiệu.

Khái niệm tính khác biệt của nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2022

Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 hay gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ 2022 chưa có quy định về khái niệm thế nào là tính khác biệt của nhãn hiệu. Theo đó, tại khoản 16 Điều 4 Luật này giải thích nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Theo Từ điển Luật học thì tính khác biệt được hiểu là sự phân biệt rõ ràng giữa vật này với vật kia. Như vậy, có thể hiểu, tính khác biệt của nhãn hiệu chính là khả năng của nhãn hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Tính khác biệt này có thể đánh giá dựa trên tính phân biệt tự thân, qua sử dụng, 

Các yếu tố cấu thành tính khác biệt của nhãn hiệu

Căn cứ Điều 72 đến Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022, có thể rút ra các yếu tố cấu thành tính khác biệt của nhãn hiệu, bao gồm: Tính mới, tính độc đáo và tính dễ nhớ.

Các yếu tố cấu thành tính khác biệt của nhãn hiệu
Các yếu tố cấu thành tính khác biệt của nhãn hiệu

Tính mới

Tính mới của nhãn hiệu chính là nhãn hiệu đó phải mới hoàn toàn và không trùng lặp hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với bất kỳ nhãn hiệu nào đã được đăng ký hoặc đang được sử dụng trước đó.

Các tiêu chí để đánh giá tính mới của nhãn hiệu gồm: 

  • Khả năng phân biệt: Không được giống hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đang sử dụng trước đó.
  • Không trùng lặp: Hoàn toàn mới mẻ và chưa từng được đăng ký hoặc sử dụng trước đó cho cùng loại hàng hóa hoặc dịch vụ. 
  • Không gây nhầm lẫn: Không được gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký hoặc đang sử dụng (về hình thức, âm thanh, ý nghĩa hoặc hàng hóa/dịch vụ mà nhãn hiệu đó đại diện).
  • Không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác: Không xâm phạm đến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp… đã được bảo hộ.

Ví dụ: Công ty A muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Sundrop” cho các sản phẩm nước giải khát. Nếu như chưa có nhãn hiệu nào có tên này được đăng ký hoặc sử dụng cho nước giải khát hoặc các sản phẩm đồ uống tương tự thì nhãn hiệu này được xác định là có tính mới và có khả năng bảo hộ.

Còn ví dụ nhãn hiệu không được coi là có tính mới: 

Ví dụ về nhãn hiệu không có tính mới: Công ty B muốn đăng ký nhãn hiệu “Coca-Kola” cho nước giải khát thì không đăng ký được vì có dấu hiệu gây nhầm lẫn, rất giống với “Coca-Cola”.

Tính độc đáo

Tính độc đáo của nhãn hiệu được hiểu là tính mới, tính đặc biệt chỉ có ở mỗi nhãn hiệu đó. Tức là có đặc điểm riêng biệt, dễ nhận diện và không dễ bị nhầm lẫn với bất kỳ nhãn hiệu nào khác.

Các yếu tố tạo nên tính độc đáo ví dụ như: Từ ngữ, hình ảnh hay âm thanh…

  • Từ ngữ: Các từ được sử dụng ở đây có thể là từ ngữ tự nhiên, từ liên tưởng (không có sự mô tả trực tiếp).
  • Hình ảnh: Các biểu tượng hoặc hình vẽ độc đáo mà không liên quan trực tiếp sản phẩm. Ví dụ như logo hình con chim của Twitter.
  • Âm thanh: Các giai điệu hoặc âm thanh đặc trưng có thể nhận diện được ngay.
  • Màu sắc: Màu sắc hoặc tổ hợp màu sắc độc đáo có thể được bảo hộ nếu chúng đóng vai trò phân biệt. 
  • Hình dáng 3D: Hình dạng độc đáo của sản phẩm có thể trở thành nhãn hiệu. Ví dụ: Hình dáng của kẹo mút Chupa Chups.

Ví dụ:

  • Nhãn hiệu “Google” cho công cụ tìm kiếm.
  • Âm thanh khởi động của máy tính Windows.
  • Màu đỏ của Coca-Cola

Tính dễ nhớ

Tính dễ nhớ của nhãn hiệu chính là khả năng lưu lại trong trí nhớ người tiêu dùng nhanh chóng và đơn giản. 

Các yếu tố giúp nhãn hiệu dễ nhớ:

  • Đơn giản và ngắn gọn: Nhãn hiệu ngắn gọn, dễ phát âm, dễ viết thường dễ nhớ hơn là những nhãn hiệu có dấu hiệu phức tạp hoặc quá dài.
  • Tính độc đáo: Tính độc đáo luôn tạo ấn tượng nên dễ ghi nhớ hơn.
  • Âm thanh và nhịp điệu: Âm thanh dễ nghe, có nhịp có vần dễ đi vào tâm trí người tiêu dùng.
  • Hình ảnh và màu sắc: Biểu tượng hình ảnh dễ nhận diện hoặc màu sắc đặc trưng sẽ tạo ấn tượng mạnh và dễ nhớ. 
  • Tính liên tưởng: Gợi nhớ đến đặc điểm hoặc công dụng của sản phẩm hoặc dịch vụ một cách khéo léo mà không mô tả trực tiếp. 
  • Câu chuyện hoặc cảm xúc: Kết hợp với câu chuyện cảm xúc hoặc thông điệp dễ đồng cảm sẽ giúp tạo dấu ấn lâu dài. 

Ví dụ:

  • Nhãn hiệu “Nike”: Tên ngắn gọn, dễ phát âm và dễ nhớ.
  • Nhãn hiệu “Google”: Tên độc đáo, dễ phát âm và dễ nhớ, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dùng internet.
  • Nhãn hiệu “McDonald’s”: Logo hình chữ “M” màu vàng và màu đỏ đặc trưng, dễ nhận diện và nhớ.
  • Nhãn hiệu “Facebook”: Tên nhãn hiệu gợi nhớ đến việc kết nối và giao tiếp qua mạng xã hội.

Tầm quan trọng của tính khác biệt trong bảo hộ nhãn hiệu

Điều kiện tiên quyết để đăng ký bảo hộ

Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 thì một trong những điều kiện tiên quyết để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là nhãn hiệu phải có tính khác biệt. Nếu không đảm bảo điều kiện này thì nhãn hiệu đó không thể đăng ký bảo hộ được.  

Tầm quan trọng của tính khác biệt trong bảo hộ nhãn hiệu
Tầm quan trọng của tính khác biệt trong bảo hộ nhãn hiệu

Giúp nhãn hiệu nổi bật, dễ nhận diện

Sự khác biệt giúp cho nhãn hiệu của doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn, dễ nhận diện hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Nếu không đảm bảo tính khác biệt, nhãn hiệu của doanh nghiệp dễ bị nhầm lẫn với những nhãn hiệu khác. Theo đó, người tiêu dùng cũng khó mà phân biệt được, giảm hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Chính sự khác biệt của nhãn hiệu giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh nhất định. Từ sự độc đáo, dễ nhận biết, nổi bật của nhãn hiệu giúp doanh nghiệp gây ấn tượng riêng, khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng. Theo đó, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại, cùng hoặc khác khu vực.

Rủi ro khi nhãn hiệu không có tính khác biệt

Với những nhãn hiệu không có tính khác biệt có thể gặp phải những rủi ro:

Rủi ro khi nhãn hiệu không có tính khác biệt
Rủi ro khi nhãn hiệu không có tính khác biệt
  • Bị từ chối bảo hộ: Vì không đáp ứng điều kiện nhận diện thương hiệu theo quy định nên bị cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp từ chối đăng ký bảo hộ,
  • Khó khăn trong việc chứng minh vi phạm: Khi không được đăng ký bảo hộ mà có vi phạm thì chủ sở hữu nhãn hiệu khó chứng minh được quyền sở hữu của mình. 
  • Mất khả năng cạnh tranh: Vì không đảm bảo yếu tố pháp lý nên nhãn hiệu bị mất khả năng cạnh tranh với nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ, nhận diện rộng rãi trên thị trường.

Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá tính khác biệt của nhãn hiệu

Trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chúng ta nên kiểm tra trước khả năng bảo hộ của nó bằng một trong các cách thức sau:

Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá tính khác biệt của nhãn hiệu
Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá tính khác biệt của nhãn hiệu

Tra cứu trên hệ thống của Cục Sở hữu trí tuệ

Bạn có thể truy cập trực tiếp trang web của Cục Sở hữu trí tuệ (NOIP) theo đường link: http://www.noip.gov.vn.

Sau đó, tìm đến mục tra cứu nhãn hiệu: Tìm và chọn phần tra cứu nhãn hiệu trên trang web. Thông thường, sẽ có mục “Tra cứu nhãn hiệu” hoặc “Dịch vụ trực tuyến”.

Tiến hành nhập thông tin nhãn hiệu: Bạn phải nhập các thông tin cần thiết về nhãn hiệu mà bạn muốn tra cứu, bao gồm tên nhãn hiệu, phân loại hàng hóa/dịch vụ, và các chi tiết khác có liên quan.

Sau khi ấn tìm kiếm, hệ thống sẽ hiển thị kết quả các nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đang trong quá trình xét duyệt có liên quan đến thông tin đã nhập. Cuối cùng, bạn kiểm tra kỹ lưỡng để xác định liệu nhãn hiệu của mình có trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nào khác hay không. Nếu trùng thì thay đổi nhãn hiệu, còn nếu không trùng thì thực hiện đăng ký theo quy định của pháp luật.

Sử dụng các công cụ tìm kiếm chuyên ngành

Một số các công cụ tìm kiếm chuyên ngành có thể ứng dụng tra cứu thông tin nhãn hiệu dự định đăng ký như:

  • Google Patents
  • WIPO Global Brand Database (tra cứu phạm vi toàn cầu)

Tham khảo ý kiến luật sư chuyên ngành

Lựa chọn tham vấn ý kiến của Luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ cũng là giải pháp tốt. Bạn có thể nhờ họ tư vấn về các vấn đề liên quan đến khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình. Với cách thức này ưu điểm là được tư vấn bởi Luật sư có kiến thức chuyên môn sâu và khả năng đăng ký bảo hộ thành công cao. Tuy nhiên, bạn sẽ mất phí tư vấn.

Kết luận

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về tính khác biệt của nhãn hiệu để bản đọc tham khảo. Qua bài viết hy vọng giúp người đọc hiểu rõ các yếu tố cấu thành tính khác biệt của nhãn hiệu và từ đó có cách thức xây dựng nhãn hiệu mạnh nhất trên thị trường. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này và các vấn đề có liên quan hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Luật và kế toán An Khang để được hỗ trợ nhanh nhất, vui lòng liên hệ đến hotline 076.9063.686 để hoặc truy cập vào website để nhận tư vấn hỗ trợ từ chúng tôi. Trân trọng!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *