Pháp Luật Doanh Nghiệp

Tìm hiểu danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những lĩnh vực mà doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động khi đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật. Trong bài viết này, Luật và Kế toán An Khang sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam.

Phân loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Theo Luật Đầu tư 2020Nghị định 31/2021/NĐ-CP, ngành nghề kinh doanh có điều kiện được chia thành nhiều nhóm khác nhau, dựa trên mức độ quan trọng đối với an ninh quốc gia, sức khỏe cộng đồng, và tính đặc thù của ngành.

Phân loại ngành nghề Ngành nghề cụ thể Điều kiện chính cần đáp ứng Cơ quan cấp phép/quản lý Ghi chú
Nhóm ngành nghề liên quan đến an ninh quốc gia – Kinh doanh dịch vụ bảo vệ

– KD vũ khí, vật liệu cháy nổ

– Dịch vụ tín dụng

– Yêu cầu bảo đảm ANQG (an ninh quốc gia)

– Điều kiện về BMTT (bảo mật thông tin)

– Giấy phép con 

– Đào tạo và chứng chỉ hành nghề đối với nhân sự quản lý

Bộ Công an

Sở Công Thương

Những ngành nghề này có tính nhạy cảm cao và đòi hỏi mức độ bảo mật và kiểm soát chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước.
Nhóm ngành nghề liên quan đến sức khỏe cộng đồng – Kinh doanh dược phẩm

– Dịch vụ khám chữa bệnh

– Sản xuất thực phẩm chức năng

– Kinh doanh thiết bị y tế

– Giấy phép hành nghề dược/pháp lý đối với dịch vụ khám chữa bệnh

– Đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, an toàn vệ sinh thực phẩm

– Chứng chỉ hành nghề 

Bộ Y tế

Sở Y tế

Những ngành nghề này liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dân, đòi hỏi tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn và chuyên môn.
Nhóm ngành nghề Tài chính-ngân hàng, bảo hiểm – Ngân hàng thương mại

– Kinh doanh bảo hiểm

– Dịch vụ thanh toán trung gian

– Dịch vụ chứng khoán

– Vốn pháp định cao 

– Giấy phép kinh doanh từ Ngân hàng Nhà nước/Ủy ban Chứng khoán

– Nhân sự có chứng chỉ tài chính, kế toán, kiểm toán

Ngân hàng Nhà nước

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

yêu cầu tuân thủ quy định tài chính.
Nhóm ngành nghề kinh doanh bất động sản và xây dựng – Môi giới bất động sản

– Quản lý khu đô thị

– Xây dựng, triển khai dự án bất động sản

– Vốn pháp định 

– Giấy phép xây dựng đối với các dự án

– Nhân sự có chứng chỉ hành nghề xây dựng, bất động sản

Bộ Xây dựng

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Ngành bất động sản đòi hỏi nguồn vốn lớn và khả năng quản lý dự án chuyên nghiệp.

Bảng trên cung cấp cái nhìn chi tiết về từng nhóm ngành nghề có điều kiện và yêu cầu pháp lý cụ thể mà doanh nghiệp cần tuân thủ khi muốn tham gia các lĩnh vực kinh doanh này.

Yêu cầu và điều kiện cụ thể cho từng ngành nghề

Để kinh doanh trong các lĩnh vực có điều kiện, doanh nghiệp cần đáp ứng nhiều yêu cầu về vốn, giấy phép, và nhân sự. 

Điều kiện về vốn, giấy phép, và nhân sự

Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đòi hỏi doanh nghiệp phải có mức vốn pháp định tối thiểu để đảm bảo khả năng hoạt động bền vững. Ngoài ra, DN còn cần phải xin giấy phép con để tiến hành hoạt động kinh doanh. Ví dụ:

  • Kinh doanh bảo hiểm 
  • Ngân hàng thương mại 
  • Kinh doanh bất động sản 
  • …..

Ngoài điều kiện về vốn, doanh nghiệp cũng cần có đội ngũ nhân sự chuyên môn có chứng chỉ hành nghề hoặc được đào tạo kỹ lưỡng trong lĩnh vực.

Bạn có thể xem thêm: 07 Điều Kiện Thành Lập Doanh Nghiệp 2024 – Giải đáp thắc mắc

Giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ chuyên môn

Đối với nhiều ngành nghề, ngoài việc đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ chuyên môn từ các cơ quan quản lý nhà nước như:

  • Bộ Công Thương (lĩnh vực kinh doanh điện lực, xăng dầu).
  • Bộ Y tế (DV y tế, dược phẩm).
  • Bộ Giao thông Vận tải (KD vận tải).
  • Bộ Xây dựng (kinh doanh BĐS).

Các ngành nghề liên quan đến sức khỏe cộng đồng và tài chính thường đòi hỏi chứng chỉ hành nghề từ cá nhân tham gia quản lý hoặc hoạt động trong doanh nghiệp. Ví dụ, dược sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại các cơ sở kinh doanh dược phẩm phải có chứng chỉ hành nghề dược.

Có thể bạn chưa biết: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Luật và Kế toán An Khang

Kết luận

Trên đây là Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện phổ biến hiện nay mà Luật và Kế toán An Khang chia sẻ cho bạn đọc. Nếu thắc mắc hay cần giải đáp về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thủ tục pháp lý hãy liên hệ chúng tôi. Chúc các bạn thành công!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *