Tạm ngưng hoạt động kinh doanh có phải đóng thuế không
Anh Hưng chủ một công ty kinh doanh cho thuê xe máy có hỏi:
Tôi có một công ty nhỏ cho thuê xe máy nhưng hiện tại công ty tôi đã tạm ngưng hoạt động. Vậy tôi có phải đóng thuế không?
Luật và Kế Toán An Khang: Chào bạn!
Theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn, khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngưng hoạt động kinh doanh hợp pháp và được cơ quan thuế chấp thuận, thì doanh nghiệp không phải nộp thuế trong thời gian tạm ngừng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp không phát sinh bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào trong thời gian tạm ngưng.
- Doanh nghiệp đã thông báo tạm ngưng hoạt động với cơ quan thuế và các cơ quan liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư trước thời gian ngưng ít nhất 15 ngày.
Các loại thuế có thể phát sinh trước và sau thời gian tạm ngưng
Mặc dù DN không phải đóng thuế trong thời gian công ty tạm ngừng nếu đáp ứng đủ điều kiện của nhà nước, nhưng có một số khoản thuế và nghĩa vụ vẫn có thể phát sinh trước và sau thời gian tạm ngưng:
- Thuế môn bài: Thuế môn bài là loại thuế phải nộp hằng năm. Nếu doanh nghiệp thông báo tạm ngưng trước ngày 30/01 của năm, doanh nghiệp sẽ không phải đóng thuế môn bài cho năm đó. Nếu thông báo tạm ngưng sau thời điểm này, doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế môn bài cho năm hiện tại.
- Thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Trong thời gian tạm ngừng, nếu doanh nghiệp không phát sinh bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, thì không phải kê khai và nộp thuế GTGT và thuế TNDN. Nhưng nếu DN có doanh thu phát sinh thì vẫn phải hoàn thành kê khai và nộp thuế cho các khoản doanh thu này.
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Nếu doanh nghiệp vẫn có phát sinh chi trả lương cho người lao động trong thời gian tạm ngừng, thì DN vẫn phải khấu trừ và nộp thuế TNCN cho người lao động.
Tóm lại: Việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được miễn toàn bộ các loại thuế