Dịch vụ kế toán thuế

Tác động của công nghệ đến kế toán

 

Tác động của công nghệ đến kế toán rất mạnh mẽ do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số. Vai trò của kế toán cũng như cách thức hoạt động của kế toán cũng đang dần thay đổi. Bài viết dưới đây Luật và Kế Toán An Khang sẽ chia sẻ rõ hơn các vấn đề liên quan về tác động của công nghệ đến kế toán.

Tác động của công nghệ đến kế toán
Tác động của công nghệ đến kế toán

Tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ trong kế toán

Với sự bùng nổ của công nghệ số, công việc của kế toán không còn thực hiện một cách thủ công mà thay vào đó là sự tự động hóa, từ khâu nhập dữ liệu, kết nối dữ liệu, xử lý, lập báo cáo và phân tích báo cáo.

Tác động của cách mạng công nghệ 4.0 làm thay đổi cơ bản phương thức thực hiện kế toán – kiểm toán hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu trong môi trường tin học hóa, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như không bị giới hạn bởi không gian, khoảng cách địa lý.

Vì vậy, người lao động trong lĩnh vực kế toán buộc phải thay đổi để theo kịp sự biến đổi, thích nghi và làm tăng giá trị của bản thân.

Những công nghệ mới nổi bật và ứng dụng trong kế toán

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial intelligence) là thành quả mô phỏng các quá trình trí tuệ của con người bằng máy móc. Trí tuệ nhân tạo được đánh giá là đột phá công nghệ mới nhất, là ngành khoa học được dự đoán sẽ định hình lại xã hội của con người vì nó có tác động sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế như kinh tế, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng và nhiều lĩnh vực khác.

Trong lĩnh vực tài chính kế toán, một số vai trò, ứng dụng AI đã được phát triển giúp tối ưu hóa năng suất lao động của kế toán viên bằng cách giảm thiểu các công việc lặp lại nhàm chán. Bên cạnh đó, công nghệ AI giúp giảm thiểu sai sót kế toán bằng các ứng dụng giúp đối chiếu so sánh nhanh các thông tin phát sinh.

Các ứng dụng của AI trong lĩnh vực kế toán như sau:

  • Xử lý dữ liệu và ghi sổ, hạch toán kế toán: AI có thể tự động quét, nhận dạng và xử lý các tài liệu kế toán như hóa đơn, chứng từ, báo cáo tài chính. Công nghệ OCR (Optical Character Recognition) và công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing) được sử dụng để nhận diện và chuyển đổi thông tin từ các tài liệu giấy tờ sang dữ liệu kỹ thuật số.
  • Phân tích tài chính, phân tích dữ liệu và phát hiện gian lận: AI có khả năng phân tích các dữ liệu tài chính phức tạp và cung cấp thông tin chi tiết về tình hình tài chính của một tổ chức. Các thuật toán máy học và học sâu được áp dụng để tạo ra các mô hình dự đoán, phân tích xu hướng và phát hiện các biểu hiện bất thường trong dữ liệu tài chính.
  • Phân loại và xử lý thuế: AI có thể hỗ trợ trong việc phân loại các khoản thuế và quy định liên quan, giúp tạo ra các báo cáo thuế chính xác và tuân thủ quy định. Công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học máy được sử dụng để hiểu và áp dụng các quy tắc và quy định thuế vào dữ liệu kế toán.
  • Dự báo và lập kế hoạch tài chính: AI có thể dự đoán và phân tích các dữ liệu tài chính để tạo ra các kịch bản dự báo và lập kế hoạch tài chính cho tương lai. Các thuật toán học máy và mạng nơ-ron (neural networks) được sử dụng để xây dựng các mô hình dự đoán và phân tích rủi ro tài chính.
  • Tự động hóa quy trình kế toán: AI có thể tự động hoá các quy trình kế toán thông qua việc tự động thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại, giảm thiểu sự phụ thuộc vào công việc thủ công.
  • Tư vấn tài chính và phân tích dự án: AI có thể hỗ trợ trong việc cung cấp tư vấn tài chính và phân tích dự án thông qua việc xử lý dữ liệu và mô phỏng các kịch bản. Các thuật toán học máy và mạng nơ-ron được sử dụng để tạo ra các mô hình dự đoán và phân tích rủi ro, giúp đưa ra quyết định tài chính thông minh và chính xác.

Robot tự động hóa quy trình (RPA)

Tự động hóa là việc ứng dụng các kỹ thuật, phần mềm hiện đại vào kinh doanh, sản xuất. Các robot, máy móc sẽ dựa trên nền tảng kỹ thuật đó để tự động làm việc, giúp doanh nghiệp giảm thiểu một phần khối lượng công việc, giải phóng thời gian, sức lao động của nhân viên.

Với sự xuất hiện của công nghệ RPA, các công việc lặp đi lặp lại và có logic cố định của con người trên môi trường máy tính sẽ được sao chép để tự động hóa bởi các robot RPA được lập trình trên nền tảng của công nghệ này.

Các ứng dụng của RPA trong lĩnh vực kế toán như sau:

  • Tự động nhập liệu, xử lý dữ liệu

Các doanh nghiệp có thể cắt giảm công việc nhập liệu tốn rất nhiều thời gian mà vẫn có thể đảm bảo dữ liệu luôn được cập nhật hàng ngày, hàng giờ bằng việc ứng dụng công nghệ RPA.

Các robot RPA có thể hoạt động xuyên suốt 24/7/365, thực hiện các công việc có tính quy trình lặp đi lặp lại như: nhập và xử lý dữ liệu với độ chính xác 100%. Các robot này có thể tự động nhận diện thông tin và nhập phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, xuất kho, hóa đơn bán hàng… vào các chứng từ kế toán, thậm chí có thể nhập lệnh sản xuất hay tự động nhập giấy báo nợ, báo có từ ngân hàng. Các công việc thường nhật của bộ phận kế toán phải thực hiện đến hàng chục, hàng trăm lần mỗi ngày.

  • Tự động đồng bộ dữ liệu

Ứng dụng công nghệ RPA sẽ giúp các kế toán viên đồng bộ dữ liệu như thông tin đơn hàng, phiếu giao nhận, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho,… từ các hệ thống khác lên phần mềm kế toán của doanh nghiệp chỉ với một lần nhấp chuột. Các robot RPA sẽ tự động đồng bộ dữ liệu với sự chính xác tuyệt đối và tốc độ nhanh hơn 2 lần so với các thao tác thủ công.

  • Tự động đồng bộ hóa đơn lên phần mềm kế toán

Robot tự động hóa quy trình RPA, việc hạch toán hóa đơn lên phần mềm kế toán chỉ mất 30s, với độ chính xác 100%. Robot RPA sẽ tự động nhận diện thông tin, xuất hóa đơn, chuyển đổi định dạng hóa đơn phù hợp và nhập liệu lên phần mềm kế toán của doanh nghiệp. Nhờ đó giúp giảm bớt các công việc lặp đi lặp lại nhàm chán cho nhân sự, để tập trung cho các công việc mang lại giá trị cao hơn.

Ngoài ứng dụng trên, robot RPA trong lĩnh vực kế toán còn giúp doanh nghiệp tự động hóa được hàng tá các nghiệp vụ khác như tính toán các khoản phải chi, phải thu, tính toán phân bổ chi phí, so sánh giá các nhà cung cấp,….

Blockchain

Blockchain là một công nghệ đột phá có tiềm năng thay đổi cách thức giao dịch và lưu trữ thông tin. Với tính chất phân tán, không thể chỉnh sửa và kháng cenzọ, blockchain đã trở thành một công cụ hữu ích trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kế toán. Đây là một bài viết hướng dẫn về blockchain trong lĩnh vực kế toán, giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ này và tác động của công nghệ đến kế toán như thế nào.

Các lợi ích mà Blockchain mang lại cho kế toán:

  • Giảm chi phí và thời gian thanh toán giao dịch: Công nghệ blockchain sử dụng mạng lưới ngang hàng kết hợp với mã hóa, cho phép việc thực hiện giao dịch giữa các bên mà không cần sự tham gia của một bên trung gian truyền thống như ngân hàng hoặc mạng xử lý thanh toán.
  • Ảnh hưởng đến quy trình ghi chép: Công nghệ blockchain có tiềm năng ảnh hưởng đến tất cả quy trình ghi chú, bao gồm cách giao dịch được bắt đầu, xử lý, ủy quyền, ghi chú và báo cáo. Các kế toán viên cần phải nhận thức về công nghệ mới này và cập nhật kiến thức để tương thích với các công nghệ mới đang xuất hiện.
Tác động của công nghệ đến kế toán
Tác động của công nghệ đến kế toán

Điện toán đám mây (Cloud)

Điện toán đám mây hay còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet.
Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các dịch vụ cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” từ xa mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.
Hay nói cách khác, các công ty cung cấp dịch vụ đám mây cho phép người dùng lưu trữ tệp và ứng dụng trên máy chủ từ xa, sau đó truy cập tất cả dữ liệu qua Internet. Tùy theo chức năng và cấu tạo các tầng hệ thống, người ta phân chia ra các loại dịch vụ điện toán đám mây, phổ biến nhất là SaaS, PaaS và IaaS.

Tác động của điện toán đám mây đến kế toán:

  • Cải thiện việc bảo mật dữ liệu

Việc lưu trữ dữ liệu kế toán trên đám mây tránh được những rủi ro thiên tai như mưa bão, hỏa hoạn hoặc trộm cắp, máy chủ, ổ cứng và thiết bị dễ dàng bị hỏng hoặc bị đánh cắp dẫn đến việc mất toàn bộ dữ liệu được lưu trữ bên trong vì dữ liệu được thường xuyên tự động sao lưu trên đám mây.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể ẩn tất cả dữ liệu kế toán khỏi những con mắt tò mò bằng cách sử dụng các biện pháp bảo mật như tường lửa, mã hóa dữ liệu và xác thực đa yếu tố.

  • Truy cập dữ liệu dễ dàng

Điện toán đám mây cho phép chia sẻ dữ liệu qua mạng Internet, vì vậy dữ liệu kế toán và các ứng dụng khác được lưu trữ trên đám mây, nhân viên kế toán có thể truy cập nhanh chóng mọi lúc mọi nơi chỉ với điều kiện có thiết bị kết nối internet.

Hơn nữa, điện toán đám mây cho phép truy cập dữ liệu trong thời gian thực, vì vậy phần mềm kế toán đám mây cung cấp cho doanh nghiệp một bức tranh tổng thể về các hoạt động gần đây nhất của doanh nghiệp, tự động cập nhật các giao dịch tài chính, cho phép người dùng theo dõi hiệu suất kinh doanh và giúp quản lý đưa ra quyết định sáng suốt hơn dựa trên thông tin và thực trạng tài chính trong thời gian thực.

  • Cải thiện độ chính xác

Vì điện toán đám mây cho phép tự động hóa hầu hết các chức năng kế toán, nên giảm thiểu sai sót của con người. Sử dụng các mẫu sổ nhật ký, hóa đơn và nhật ký các bút toán hạch toán cộng dồn tự động đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của hồ sơ tài chính. Các kế toán viên cũng cảm thấy thoải mái khi mọi giao dịch trên tài khoản tiền gửi ngân hàng đều được hiển thị và tự động đối chiếu trong tệp kế toán đám mây, đảm bảo rằng họ không bỏ sót bất kỳ giao dịch kinh tế nào.

  • Tăng cường tốc độ

Với kế toán đám mây, dữ liệu sẽ tự động được lưu và sao lưu, vì vậy kế toán không phải lãng phí thời gian để lưu hoặc sao lưu dữ liệu, và kế toán luôn đăng nhập vào phần mềm mới nhất với tất cả các tính năng được cập nhật.

  • Tạo điều kiện cho sự hợp tác

Các thành viên trong nhóm có thể xem và chia sẻ thông tin một cách dễ dàng và an toàn trên nền tảng dựa trên đám mây. Một số dịch vụ dựa trên đám mây thậm chí còn cung cấp không gian để kết nối nhân viên trong toàn tổ chức, do đó làm tăng sự quan tâm và sự tham gia.

  • Thúc đẩy phương thức làm việc không giấy tờ:

Kế toán có thể giảm đáng kể sự phụ thuộc vào thủ tục giấy tờ vì họ gửi hóa đơn qua email cho khách hàng, loại bỏ chi phí in ấn và bưu phí, đẩy nhanh quá trình thanh toán. Các biên lai và hóa đơn đến có thể được scan và upload, lưu lại trong phần mềm kế toán. Báo cáo tài chính và dữ liệu tài chính khác của doanh nghiệp được lưu trữ trên đám mây, kế toán không cần phải lưu trữ các giấy tờ gốc, tiết kiệm chi phí lưu trữ và không gian lưu trữ hồ sơ.

  • Tiết kiệm chi phí

Doanh nghiệp không phải tốn chi phí mua thiết bị, lắp đặt, vận hành và bảo trì như máy chủ vật lý, hay trả tiền cấu hình như với máy chủ ảo, thay vào đó họ chỉ phải trả tiền cho các dịch vụ và nhu cầu sử dụng của mình.

Tác động của công nghệ đến kế toán – Tác động tiêu cực

Dựa trên ứng dụng về công nghệ số, có thể chỉ ra một số tác động của công nghệ đến kế toán như :

Tác động đến công tác quản lý nhà nước về kế toán:

Trong những năm qua, vai trò và năng lực quản lý nhà nước về kế toán từng bước được nâng cao; công tác quản lý, giám sát hoạt động kế toán tiếp tục được đẩy mạnh; việc kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật về kế toán được thực hiện với các giải pháp phù hợp, hiệu quả. Bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán được củng cố một bước, tạo cơ sở nền tảng để thực hiện.

Tác động đến xu thế phát triển của thị trường dịch vụ kế toán:

Công nghệ số giúp lĩnh vực kế toán Việt Nam tham gia ngày càng hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, vào thị trường dịch vụ tài chính, đóng góp tích cực cho tăng trưởng của đất nước. Công nghệ số có thể tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức tài chính, kế toán không ngừng phát triển dịch vụ tài chính, kế toán chuyên nghiệp hơn, góp phần công khai minh bạch các thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân.

Tác động vào quy trình kế toán:

Nhờ công nghệ thông tin, hoạt động kế toán tại doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn, minh bạch hơn và chuyên nghiệp hơn. Việc ứng dụng Internet kết nối vạn vật, lưu trữ và phân tích thông tin trên nền tảng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo trong kế toán giúp cho việc thu thập, tính toán và báo cáo dữ liệu đơn giản và nhanh chóng hơn để những người làm kế toán tập trung vào các trách nhiệm cao hơn.

Quá trình ứng dụng trí thông minh nhân tạo, Robot tự động hóa quy trình (RPA), Blockchain, Điện toán đám mây (iCloud) sẽ giúp xử lý được những vấn đề phức tạp mà không mất quá nhiều thời gian và chi phí.

Tạo ra cơ hội tiếp cận phần mềm tiện ích, chi phí phù hợp:

Cách mạng công nghệ 4.0 sẽ mở ra cơ hội tốt cho lĩnh vực kế toán, kiểm toán tiếp cận những phần mềm tiện ích, chi phí phù hợp, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiếp cận hệ thống kế toán, kiểm toán quốc tế. Các phần mềm và hệ thống thông minh sẽ thay thế công việc thủ công, tự động hóa các quy trình phức tạp, hỗ trợ các xu hướng dịch vụ thuê ngoài và tái sử dụng nội bộ một số dịch vụ khác.

Tác động đến ngành nghề và kế toán nhân viên kế toán:

Kế toán viên tại Việt Nam có thể thực hiện công việc kế toán ở bất cứ đất nước nào trên toàn thế giới. Cùng với đó, các kế toán viên ở quốc gia được chấp nhận hành nghề ở Việt Nam đều thực hiện công việc kế toán của doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam.

Tác động đến hoạt động đào tạo kế toán:

Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của thành tựu cách mạng công nghệ 4.0 dự báo sẽ làm thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các công việc kế toán hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, bằng các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu tự động, ghi sổ kế toán cũng như cho phép thực hiện các phương thức kiểm toán trong môi trường tin học hóa.

Như vậy, các phương thức giảng dạy truyền thống cần thay đổi, nội dung chương trình cần có sự cập nhật thường xuyên.

Tác động của công nghệ đến kế toán
Tác động của công nghệ đến kế toán

Giải pháp, kiến nghị

Đối với doanh nghiệp

– Dành nguồn lực tài chính nhất định cho công tác kế toán nói chung và việc ứng dụng thành tựu của công nghệ số nói riêng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang hệ thống hệ thống phần mềm mới, ứng dụng công nghệ cao, không thể diễn ra trong một sớm một chiều mà cần có thời gian.

– Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực kế toán có trình độ cao và am hiểu công nghệ mới. Theo đó, để bắt kịp với xu thế của thời đại, các doanh nghiệp vẫn cần xây dựng một tiến trình nhằm từng bước đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực đủ mạnh để đáp ứng với những thay đổi của công nghệ trong tương lai. Một đội ngũ kế toán viên chuyên nghiệp có thể kiểm tra các thông tin do máy tính tự động đưa ra cũng như xác định tính chính xác của những thông tin đó là điều kiện cần thiết đặt ra đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh mới.

Đối với kế toán viên

– Cần thay đổi nhận thức, chấp nhận sự thay đổi để thích ứng với công nghệ mới. Trong tương lai gần, công nghệ không hoàn toàn thay thế được con người do đó, vai trò của người làm kế toán cần được nâng lên ở mức kiểm tra, kiểm soát và phân tích số liệu và quản lý hoạt động.

– Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để bắt kịp với xu thế. Với sự xuất hiện mới của các mô hình kinh doanh gắn với công nghệ, các cơ quan quản lý cũng sẽ ban hành nhiều các quy định để điều chỉnh. Do vậy, người làm công tác kế toán phải cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ để bắt kịp xu thế nói chung và phục vụ hiệu quả công tác tại DN nói riêng.

– Để thích nghi với những thay đổi, người làm kế toán cần trau dồi thêm kiến thức về tài chính và cả công nghệ.

Kết luận

Công nghệ mang đến nhiều lợi ích cho ngành kế toán nhưng đó cũng là cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp, kế toán viên trong quá trình hoạt động và hành nghề.

Trên đây là chia sẻ của Luật An Khang về tác động của công nghệ đến kế toán. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến hotline 076.9063 686 đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao của Luật An Khang luôn sẵn sàng, trợ giúp mọi lúc, mọi nơi.

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Lê Khắc Dũng là thạc sĩ Luật Hà Nội với hơn 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp lý Doanh nghiệp. Sứ mệnh của tôi và Luật An Khang là đồng hành cùng Doanh nghiệp Việt trong mọi vấn đề Pháp lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *