Pháp Luật Doanh Nghiệp

Phân biệt chi nhánh và công ty con: 4 “cú lừa” pháp lý mà doanh nghiệp cần tránh

Phân biệt chi nhánh và công ty con như thế nào? Một trong các hình thức mở rộng phạm vi kinh doanh hiện nay đó là thành lập chi nhánh hoặc công ty con. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn chưa phân biệt được 02 loại hình này dẫn đến khó khăn khi lựa chọn để mở rộng phạm vi kinh doanh. Bài viết này Luật An Khang sẽ giúp quý khách hàng phân biệt hai loại hình chi nhánhcông ty con để có lựa chọn tối ưu nhất cho doanh nghiệp!

So sánh chi nhánh và công ty con

Tiêu chí 

so sánh

Chi nhánh công ty Công ty con
Khái niệm Từ khái niệm công ty mẹ từ Điều 195, Luật Doanh nghiệp 2020:

Công ty con là công ty có hơn 50% vốn điều lệ (đối với công ty TNHH) hoặc hơn 50% tổng số cổ phần phổ thông (đối với công ty cổ phần) được nắm giữ bởi một công ty khác (gọi là công ty mẹ).

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020:

– Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, đảm nhận nhiệm vụ triển khai một phần hoặc toàn bộ các chức năng của công ty (bao gồm chức năng đại diện theo ủy quyền);

– Có quyền thực hiện các hoạt động nhằm mang lại doanh thu riêng, nhưng phải đảm bảo dựa trên danh sách ngành nghề mà công ty đã đăng ký kinh doanh.

Tư cách pháp nhân Công ty con được xem xét là một pháp nhân độc lập Chi nhánh không có tư cách pháp nhân riêng, tài sản của nó không độc lập
Văn bản xác nhận tư cách chủ thể Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Vốn điều lệ Chi nhánh không có vốn điều lệ. Quy định tại Điều lệ công ty và ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Mã số thuế Có mã số thuế riêng gồm 13 số (Mã số đơn vị phụ thuộc). Có mã số thuế độc lập gồm 10 số. 
Trách nhiệm của chủ sở hữu khi giải thể, phá sản Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn bộ. Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.
Nghĩa vụ nộp thuế TNDN Có thể chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế TNDN. Không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty.
Tài khoản kế toán sử dụng khi chuyển vốn Vốn giao cho chi nhánh là giao vốn cho đơn vị trực thuộc. Vốn góp cho công ty là một khoản đầu tư tài chính.
Ưu điểm – Chủ động hơn trong tổ chức hoạt động kinh doanh và các vấn đề khác trong nội bộ chi nhánh.

– Việc thành lập chi nhánh tại những tỉnh, thành phố (khu vực tạo ra doanh thu cao cho doanh nghiệp) sẽ tiết kiệm tối đa chi phí về vận chuyển. Đồng thời mang đến niềm tin, sự thuận lợi cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cho khách hàng.

– Chi nhánh được hoạt động kinh doanh như doanh nghiệp.

– Là một tổ chức kinh tế năng động: mở rộng ra với quy mô đã sở hữu ngày càng lớn, với sự hoạt động đa ngành, đa phương, thậm chí đa quốc gia.

– Do có tính độc lập, nên các công ty con phát huy được sáng tạo, quyền tự chủ, tự do định đoạt để giải quyết những vấn đề nhanh hơn ở công ty.

– Nhờ có sức mạnh của Tập đoàn, của công ty mẹ mà vị thế của công ty con thường nâng cao hơn khi tham gia các quan hệ kinh tế.

– Chiếm lĩnh, mở rộng và củng cố thị trường; thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Nhược điểm – Thủ tục thành lập ban đầu – thủ tục đăng ký hoạt động phức tạp – tương đương thành lập một công ty mới.

– Phải đóng thuế môn bài hằng năm.

– Phải làm thủ tục quyết toán trước khi giải thể, thủ tục thay đổi cơ quan thuế khi thay đổi địa chỉ chi nhánh.

– Đối với chi nhánh hạch toán độc lập phải thực hiện kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Nếu quy mô doanh nghiệp nhỏ, phải thực hiện khá nhiều nghĩa vụ liên quan đến thuế và các quy định pháp luật, sẽ ảnh hưởng đến thời gian, chi phí nhân sự cũng như các chi phí vận hành doanh nghiệp khác.

– Do tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên các công ty con cạnh tranh lẫn nhau gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả tập đoàn.

– Do tập trung vốn và nguồn lực lớn nên dễ dẫn tới tình trạng độc quyền kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Nên chọn thành lập chi nhánh hay công ty con?

Nếu chủ thể muốn đầu tư kinh doanh trong những ngành nghề mới mà không làm ảnh hưởng tới công ty mẹ thì nên thành lập công ty con. Nếu chủ thể muốn mở rộng thị trường hoạt động của doanh nghiệp ra một địa phương hay một quốc gia khác thì thành lập chi nhánh là thích hợp nhất.

KẾT LUẬN

Trên đây là phần thông tin phân biệt chi nhánh và công ty con của Luật An Khang để quý khách hàng. Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm quy định pháp luật về doanh nghiệp hoặc cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý khác, Luật An Khang luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline nhé!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *