Điều kiện thành lập công ty tài chính
Hiện nay, rất nhiều các công ty tài chính được ra đời và phát triển, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Bài viết dưới đây Luật và Kế Toán An Khang sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến Điều kiện thành lập Công ty tài chính và những điểm lưu ý.
Cần chuẩn bị gì khi thành lập công ty tài chính?
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ được phép tổ chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần. Trong đó:
Đối với Công ty TNHH một thành viên phải do một Ngân hàng thương mại Việt Nam làm chủ sở hữu;
Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên thì phải do Ngân hàng thương mại Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam hoặc các ngân hàng thương mại Việt Nam góp vốn thành lập.
Đối với Công ty cổ phần thì phải do các cổ đông là Tổ chức và Cá nhân cùng góp vốn thành lập.
Tùy điều kiện thực tế mà bạn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Tuy nhiên, do điều kiện khắt khe này mà hầu như không có cá nhân khởi nghiệp nào có thể thành lập công ty tài chính theo quy định pháp luật.
Vốn điều lệ
Để mở công ty tài chính thì trước hết, bạn phải đáp ứng quy định về vốn pháp định.
Mức vốn điều lệ tối thiểu đối với công ty tài chính là 500 tỷ đồng.
Đây là vốn đã được chủ sở hữu thực cấp hoặc vốn đã được các cổ đông, các thành viên góp vốn thực góp, được ghi trong Điều lệ của công ty.
Cách đặt tên công ty
Tên công ty có ý nghĩa quan trọng, mang dấu ấn riêng để phân biệt với các công ty khác.
Bạn có thể đặt cho công ty của mình tên liên quan đến sự thịnh vượng, phát triển; tên gửi gắm thông điệp đến khách hàng để tạo ấn tượng; tên có ngành, nghề kinh doanh để dễ nhận biết; tên mang ý nghĩa biểu tượng hoặc tên bản thân/gia đình,…
Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo tên công ty phù hợp với quy định pháp luật.
Một là, tên tiếng Việt của công ty tài chính bao gồm:
- Loại hình doanh nghiệp & tên riêng
- Công ty tài chính cổ phần + tên riêng.
Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên + tên riêng.
Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn + tên riêng (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên).
Lưu ý
- Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh.
- Không được sử dụng tên cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội,… để làm tên riêng của doanh nghiệp trừ khi được sự chấp nhận của cơ quan, đơn vị đó.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống, lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Doanh nghiệp có thể có tên nước ngoài hoặc tên viết tắt.
Địa chỉ trụ sở chính của công ty
Trụ sở chính của công ty là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp.
Bạn cần lựa chọn địa điểm để đặt trụ sở công ty của mình, nên ưu tiên chọn những địa điểm có địa chỉ rõ ràng, ổn định, dễ tìm kiếm để thuận lợi hơn cho việc tiếp đón đối tác, khách hàng và liên hệ với cơ quan Nhà nước.
Không được đặt trụ sở công ty tại nhà ở chung cư.
Ngành, nghề kinh doanh
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn phải lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh tại Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Một số mã ngành, nghề hoạt động của công ty tài chính:
6491: Hoạt động cho thuê tài chính.
6492: Hoạt động cấp tín dụng khác.
6622: Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm.
6419: Hoạt động trung gian tiền tệ khác.
Điều kiện thành lập và hoạt động của Công ty tài chính
Các điều kiện để công ty tài chính thành lập và hoạt động là
– Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính phải được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp.
Để được cấp Giấy phép phải đáp ứng các điều kiện sau
- Có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng.
- Chủ sở hữu là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.
- Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định pháp luật.
- Có Điều lệ phù hợp với quy định pháp luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.
Bạn chuẩn bị Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nộp tại Ngân hàng Nhà nước.
Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép.
Lệ phí cấp Giấy phép lần đầu là 140 triệu đồng.
– Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng được ghi trong Giấy phép.
– Đối với các hoạt động ngân hàng có liên quan đến hoạt động ngoại hối thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
– Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy phép, bạn tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
Hồ sơ bao gồm
– Bản sao giấy tờ pháp lý của:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân (đối với doanh nghiệp tư nhân);
- Thành viên (đối với Công ty hợp danh);
- Thành viên, người đại diện theo pháp luật (đối với Công ty TNHH);
- Cổ đông, người đại diện theo pháp luật (đối với Công ty cổ phần).
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Danh sách thành viên (đối với Công ty hợp danh, Công ty TNHH).
– Danh sách cổ đông (đối với Công ty cổ phần).
– Điều lệ công ty (đối với công ty TNHH, công ty Cổ phần).
Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bạn phải thực hiện một số thủ tục ban đầu như: khai, nộp lệ phí môn bài, khắc dấu doanh nghiệp, treo bảng tên doanh nghiệp, mua chữ ký số, mở tài khoản ngân hàng, lập hồ sơ khai thuế ban đầu,…
Ngoài ra, đối với Công ty tài chính còn phải thực hiện các thủ tục bắt buộc: công bố thông tin hoạt động và khai trương hoạt động theo quy định pháp luật.
>>Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói từ A – Z
Kết Luận
Trên đây là các thông tin về thành lập công ty tài chính Luật và kế Toán An Khang gửi đến bạn, nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ hoàn thành nhanh nhất với kết quả tốt nhất