Thành lập Công ty có bắt buộc đóng Bảo hiểm xã hội? Quy định mới nhất năm 2024
Thành lập Công ty có bắt buộc đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) không? Mức đóng là bao nhiêu? Đối tượng nào phải tham gia đóng Bảo hiểm xã hội? Cùng Luật An Khang làm rõ những câu hỏi này nhé!
Mới thành lập công ty có bắt buộc đóng Bảo hiểm xã hội không?
Doanh nghiệp mới thành lập không bắt buộc đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) nếu chưa có nhân viên. Tuy nhiên, khi tuyển dụng nhân viên và ký hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký và đóng BHXH cho họ.
Người lao động (NLĐ) sẽ được đóng bảo hiểm xã hội và người sử dụng lao động (NSDLĐ) – chính là doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ.
Đối tượng đóng BHXH:
Những đối tượng được liệt kê tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội. Đó là những NLĐ làm việc tại công ty dưới sự quản lý và hưởng lương theo hợp đồng lao động.
Đối tượng không đóng BHXH:
- Là những người lao động thực hiện công việc theo Hợp đồng dịch vụ;
- Bên cung cấp hàng theo hợp đồng kinh tế vì những trường hợp này không chịu sự quản lý, giám sát cũng như không được trả lương từ phía Công ty.
Mức đóng BHXH của công ty phải đóng theo pháp luật
Việc đóng BHXH thì sẽ do hai bên công ty và người lao động thực hiện, trong đó NLĐ đóng 10,5% tiền lương và bên phía Công ty đóng 21,5% trên tiền lương mà Công ty trả cho nhân viên đó. Vậy tổng mức phí đóng BHXH là 32%.
Thủ tục mở BHXH đối với công ty mới thành lập
Về thời gian cấp mã đơn vị:
Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tại cơ quan Bảo hiểm xã hội trong vòng 30 ngày kể từ khi ký hợp đồng lao động với nhân viên.
Sau khi được cấp mã BHXH, đơn vị mới có thể thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH và thực hiện các giao dịch với cơ quan BHXH.
Thủ tục mở mã đơn vị
Sau khi đăng ký tham gia BHXH lần đầu và được thông qua thì đơn vị sẽ được cấp mã đơn vị BHXH, đây được coi là thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu của doanh nghiệp đó.
Theo đó doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS)
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (Mẫu D02-TS)
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Thành phần hồ sơ nếu không quy định là bản chính thì có thể nộp bản chính, bản sao kèm bản chính để đối chiếu, bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc.
Xử phạt đối với những doanh nghiệp không đóng BHXH
Theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người lao động và người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền nếu vi phạm các quy định về đóng BHXH, BHTN bắt buộc. Cụ thể:
-
Người lao động: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu thỏa thuận không tham gia hoặc tham gia không đúng đối tượng, mức quy định.
-
Người sử dụng lao động:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng (cá nhân) hoặc 2.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng (tổ chức) nếu không niêm yết công khai thông tin đóng BHXH, không cung cấp thông tin đóng BHXH khi được yêu cầu hoặc không thực hiện thủ tục xác nhận đóng BHTN cho người lao động.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu không cung cấp thông tin, tài liệu về đóng BHXH, BHTN cho cơ quan có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 12% đến 20% tổng số tiền phải đóng (tối đa 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức) nếu chậm đóng, đóng không đúng mức, đóng không đủ số người hoặc chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHTN.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng nếu trốn đóng hoặc sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ BHXH, BHTN.
Ngoài phạt tiền, người sử dụng lao động còn có thể bị buộc truy nộp và nộp lãi nếu vi phạm.
- Tổ chức đánh giá ATVSLĐ: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng và đình chỉ hoạt động từ 1-3 tháng nếu cung cấp báo cáo không đúng sự thật.
Ngoài ra phía Công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như
- Buộc truy nộp số tiền BHXH, BHTN phải nộp;
- Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng.
Qua đó, đối với những Công ty không có nhân viên thì không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội, còn khi có nhân viên theo quan hệ lao động thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội.
Vì vậy đóng Bảo hiểm xã hội không là điều kiện thành lập Công ty đối với những công ty nhỏ mới thành lập, ngược lại là điều kiện bắt buộc đối với các Công ty có NLĐ tham gia
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Luật An Khang về việc công ty có bắt buộc đóng Bảo hiểm xã hội không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ Hotline để được tư vấn miễn phí.