Chủ sở hữu doanh nghiệp có đồng thời làm người đại diện theo pháp luật được không? Giải đáp chi tiết luật 2024
Chủ sở hữu doanh nghiệp có được đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty không? Hãy cùng Luật và Kế Toán An Khang giải đáp những thắc mắc này nhé!
Khái quát về chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Chủ sở hữu doanh nghiệp là gì?
Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Như vậy, đối chiếu với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền sở hữu, có thể định nghĩa khái quát chủ sở hữu doanh nghiệp chính là chủ thể có quyền sở hữu đối với doanh nghiệp. Chủ thể này có thể là cá nhân, pháp nhân – những người đứng trên Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, là người thành lập, điều hành doanh nghiệp và có đủ các quyền của một chủ sở hữu nói chung đối với doanh nghiệp của mình như chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
Người đại diện theo pháp luật là gì?
Người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho một doanh nghiệp do pháp luật quy định hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định mà không phải do các bên thỏa thuận. Cá nhân này phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ được phát sinh từ các giao dịch của doanh nghiệp đó, thay mặt cho doanh nghiệp tham gia tố tụng trước Tòa án hoặc Trọng tài (Căn cứ tại Điều 12 của Luật Doanh nghiệp 2020).
Đối với doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, theo quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật dân sự 2015, người đại diện theo pháp luật là người trong các trường hợp sau:
- Người đứng đầu của pháp nhân theo quy định của Điều lệ
- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật
Chủ sở hữu là chủ của các nguồn lực. Người đại diện theo pháp luật là người được pháp luật ủy quyền và được chủ sở hữu nguồn lực trao một số quyền quản lý nhất định đối với nguồn lực của người chủ sở hữu nhằm phục vụ lợi ích của chủ sở hữu. Cụ thể trong các doanh nghiệp, các giám đốc, quản lý và người làm công là người được ủy quyền theo luật định để tối đa hóa lợi nhuận từ doanh nghiệp cho người chủ sở hữu, và các cổ đông, thành viên công ty.
Do có sự tách biệt giữa chủ sở hữu và người đại diện hay tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành, nên về mặt lý thuyết và thực tế đã xuất hiện vấn đề khi một người hoạt động vì lợi ích của người khác, thì về bản chất người đại diện công ty luôn có xu hướng tư lợi cho họ hơn là hành động vì người chủ sở hữu và các cổ đông.
Quy định pháp luật về việc chủ sở hữu làm người đại diện theo pháp luật
Quy định chung
Điều kiện để trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
- Từ đủ 18 tuổi trở lên
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
- Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp
- Không bị treo mã số thuế trên dữ liệu quản lý thuế và quản lý doanh nghiệp
- Không nhất thiết phải là người góp vốn tại công ty.
>>>Xem thêm: Điều Kiện Thành Lập Doanh Nghiệp 2024 – Giải đáp thắc mắc
Điều kiện để trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp:
Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 ngoại trừ, các trường hợp bị cấm tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm:
- Điều kiện về nhân thân
- Điều kiện đối với cá nhân, tổ chức giữ các chức vụ đặc thù.
Như vậy, có thể thấy điều kiện để trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp có những yếu tố tương đương. Đồng thời, pháp luật doanh nghiệp không cấm một chủ thể kiêm nhiệm hai vị trí này. Vì vậy, trong một số trường hợp, chủ sở hữu doanh nghiệp hoàn toàn có thể là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Trường hợp chủ sở hữu được làm người đại diện theo pháp luật
Đối với doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 của Điều 188 thì Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Người chủ doanh nghiệp tư nhân có thể lựa chọn trực tiếp hay thuê người khác điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh. Trường hợp nếu thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh từ doanh nghiệp của mình.
Đối với công ty hợp danh
Tại khoản 1 Điều 184 của Luật doanh nghiệp năm 2020 đã quy định: Những thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật. Như vậy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hợp danh hợp pháp chính là tất cả những thành viên hợp danh trong doanh nghiệp, công ty. Các thành viên được pháp luật quy định quyền đối nhân trong công ty hợp danh để có thể tham gia vào những hoạt động kinh doanh, sản xuất trong doanh nghiệp.
Đối với công ty TNHH
Căn cứ theo quy định Khoản 1 của Điều 79 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH đều do Điều lệ công ty quy định. Trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên/ Chủ tịch công ty sẽ là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, công ty.
Đối với công ty Cổ phần
Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc hay Giám đốc sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần.
- Trong trường hợp Điều lệ chưa quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Nếu công ty đã có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc đương nhiên sẽ trở thành người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trường hợp chủ sở hữu không được làm người đại diện theo pháp luật
Như đã phân tích ở các phần trên, người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp được xác định trong các trường hợp sau:
- Người đứng đầu của pháp nhân theo quy định của Điều lệ
- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Theo đó, có thể xác định được trường hợp chủ sở hữu doanh nghiệp không được làm người đại diện theo pháp luật như sau:
- Trường hợp 1: Điều lệ công ty quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không phải là chủ sở hữu.
- Trường hợp 2: Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án là người khác, không phải chủ sở hữu doanh nghiệp.
>>>Nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng nhất: Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp trọn gói A-Z – Luật An Khang
Kết luận
Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu về chủ sở hữu và người đại diện của doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc bất cứ vấn đề gì, quý khách hãy liên hệ hotline Luật An Khang để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết nhất về người đại diện của công ty và hướng dẫn thực hiện toàn bộ thủ tục thành lập công ty cũng như thủ tục thay đổi liên quan đến đại diện.