Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu từ A – Z
Kinh doanh xuất nhập khẩu là “cửa ngõ” giúp hàng hóa Việt Nam vươn ra thế giới, đồng thời cũng là con đường giúp doanh nghiệp kết nối với thị trường toàn cầu. Nhưng bạn có biết, chỉ một sai sót nhỏ trong thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu cũng có thể khiến bạn mất cơ hội xuất đơn hàng đầu tiên? Hoặc tệ hơn, rơi vào vòng xoáy xử phạt hành chính do thiếu giấy tờ pháp lý?
Mô tả banner
Chính vì vậy, trước khi nghĩ đến đơn hàng đầu tiên, điều bạn cần làm không phải là tìm khách hàng, mà là chọn đúng người đồng hành pháp lý. Luật An Khang chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói giúp bạn thành lập doanh nghiệp chuẩn chỉ, đúng luật, đúng chiến lược ngay từ bước khởi đầu.

Nỗi đau của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn, mang lại biên lợi nhuận cao và cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, đây cũng là ngành có hệ thống pháp lý chặt chẽ và đặc thù, chịu sự quản lý của nhiều cơ quan như Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…
Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu không hiểu rõ quy định pháp luật khi thành lập công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có thể đối mặt với hàng loạt rủi ro ngay từ bước đầu tiên.
Sai ngành nghề – mất quyền xuất nhập khẩu

Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Quyết định 27/2018/QĐ-TTg), muốn hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký mã ngành phù hợp, cụ thể là: Mã ngành 8299: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu. Luật An Khang khuyến khích khách hàng ghi rõ chi tiết: Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa.
Việc không đăng ký ngành nghề đúng quy định sẽ khiến doanh nghiệp không thể bổ sung mã số xuất nhập khẩu, không được cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ, và bị từ chối thông quan dù hàng đã về đến cảng.
Không có mã số xuất nhập khẩu – không thể khai báo hải quan
Theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC, mọi doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu phải đăng ký mã số doanh nghiệp với Tổng cục Hải quan, thông qua hệ thống VNACCS/VCIS.

Tài khoản VNACCS là tài khoản giao dịch hải quan điện tử của doanh nghiệp trên Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS do Tổng cục Hải quan Việt Nam triển khai với sự hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản. Cùng với đó là VCIS (Vietnam Customs Intelligence Information System), là hệ thống phân tích và đánh giá rủi ro trong quá trình thông quan.
Việc thiếu mã số này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thể khai báo hải quan điện tử, không thể nộp thuế xuất nhập khẩu, dẫn đến hàng hóa bị kẹt tại cửa khẩu, thậm chí buộc phải trả hàng nếu quá thời hạn lưu kho.

Không có chữ ký số – không thể giao dịch quốc tế
Luật Quản lý thuế yêu cầu mọi doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phải sử dụng chữ ký số để thực hiện nghĩa vụ khai thuế điện tử và giao dịch hải quan.

Thiếu tài khoản ngân hàng hợp lệ – bị từ chối thanh toán quốc tế
Theo Thông tư 32/2011/TT-NHNN, doanh nghiệp phải sử dụng tài khoản ngân hàng thương mại đứng tên pháp nhân để thực hiện giao dịch ngoại tệ, thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, nhiều công ty mới thành lập lại không mở tài khoản đúng cách, hoặc không thông báo tài khoản đến Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định, dẫn đến:
-
Giao dịch thanh toán bị tạm dừng
-
Đối tác nghi ngờ năng lực pháp lý
-
Nguy cơ bị phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Chuẩn bị và nộp hồ sơ pháp lý theo quy định

Lưu ý: Khi khai ngành nghề kinh doanh, cần ghi rõ:
Mã ngành 8299: hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu (Luật An Khang khuyên khích khách hàng ghi chi tiết: dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa) – theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GPKD)
Sau 3 – 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ cấp:
-
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có mã số thuế đồng thời là mã số xuất nhập khẩu)
-
Thông báo về cơ quan thuế quản lý
-
Thông tin đăng ký công khai trên Cổng thông tin quốc gia
Doanh nghiệp chính thức được công nhận tư cách pháp nhân.
Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được tự quyết định hình thức, số lượng, nội dung con dấu. Tuy nhiên:
-
Vẫn cần khắc dấu tròn công ty có chứa tên doanh nghiệp và mã số thuế
-
Công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Dấu công ty được sử dụng trong các văn bản nội bộ, ký kết hợp đồng, và hồ sơ nộp cho cơ quan Hải quan.
Xem thêm: Dịch vụ hỗ trợ khắc dấu doanh nghiệp Luật An Khang
Mở tài khoản ngân hàng và thông báo
Doanh nghiệp cần:
-
Mở tài khoản ngân hàng thương mại số đẹp đứng tên pháp nhân công ty
-
Thông báo tài khoản ngân hàng tới Sở KH&ĐT (qua cổng dangkykinhdoanh.gov.vn)
Đây là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp thanh toán quốc tế, nhận chuyển khoản ngoại tệ từ đối tác, đồng thời là cơ sở để nộp thuế xuất nhập khẩu điện tử sau này. Tuy nhiên, với dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của Luật An Khang, doanh nghiệp được Miễn phí mở tài khoản ngân hàng số đẹp online (Vietcombank, Techcombank, VPBank, MB)
Khai báo thuế ban đầu và mua chữ ký số
Theo Thông tư 105/2020/TT-BTC:
-
Doanh nghiệp cần nộp tờ khai thuế ban đầu tại Chi cục Thuế quản lý. (Luật An Khang sẽ hỗ trợ khai báo với cơ quan thuế chỉ 500.000 đồng thời miễn phí thuế môn bài năm đầu tiên và doanh nghiệp mới thành lập.)
-
Mua chữ ký số (token) để thực hiện nghĩa vụ thuế, nộp báo cáo định kỳ, đăng ký khai hải quan điện tử
-
Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Việc chậm thực hiện bước này có thể khiến mã số thuế bị tạm ngừng hoạt động, ảnh hưởng đến quyền mở tài khoản VNACCS và thực hiện thông quan.
Đăng ký mã số xuất nhập khẩu và tài khoản VNACCS
Doanh nghiệp sau khi được cấp GPKD và mã số thuế cần đăng ký thêm với Tổng cục Hải quan để đủ điều kiện xuất nhập khẩu:
-
Đăng ký tài khoản giao dịch trên hệ thống VNACCS/VCIS
-
Khai báo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên hệ thống ECUS hoặc phần mềm khai hải quan
-
Kết nối chữ ký số vào hệ thống hải quan
-
Kích hoạt tài khoản, sẵn sàng thực hiện khai báo điện tử
Xin giấy phép chuyên ngành (nếu có)
Nếu doanh nghiệp xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện quản lý đặc biệt, cần xin thêm giấy phép con hoặc chứng nhận kiểm tra chuyên ngành, ví dụ:
Nếu không có giấy phép này, doanh nghiệp sẽ bị giữ hàng tại cảng, không thể thông quan, và có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
Luật An Khang với đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp – kinh nghiệm cam kết cùng bạn đồng hành tới khi hoàn tất thành lập doanh nghiệp, đảm bảo đầy đủ giấy tờ và doanh nghiệp hoạt động trơn tru.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại An Khang chỉ từ 690.000
Những rủi ro tiềm ẩn nếu doanh nghiệp không làm đúng ngay từ đầu
Do đặc thù ngành xuất nhập khẩu liên quan đến rất nhiều bộ ngành (Hải quan, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT…), nếu không hiểu rõ từng thủ tục, doanh nghiệp dễ mắc phải:
-
Chậm thông quan, ảnh hưởng tiến độ giao hàng
-
Bị phạt hành chính do kê khai sai mã ngành, không đăng ký đầy đủ
-
Không thể giao dịch quốc tế vì không được công nhận mã số thuế, tài khoản doanh nghiệp không hợp lệ
-
Chi phí phát sinh tăng cao do phải sửa đổi hồ sơ, làm lại thủ tục
Và điều quan trọng nhất, đó là mất niềm tin từ đối tác nước ngoài, điều mà bất kỳ công ty nào cũng không thể chấp nhận.
Dịch vụ thành lập công ty xuất nhập khẩu trọn gói của Luật An Khang
Với hơn 8 năm kinh nghiệm đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên cả nước, Công ty Luật và Kế toán An Khang không chỉ đơn thuần hỗ trợ bạn đăng ký doanh nghiệp. Chúng tôi giúp bạn:
- Lựa chọn đúng loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất
- Soạn hồ sơ, điều lệ công ty tối ưu cho xuất nhập khẩu
- Đăng ký mã số thuế, chữ ký số, tài khoản ngân hàng nhanh chóng
- Hướng dẫn hoặc đại diện đăng ký mã số xuất nhập khẩu, khai báo hải quan điện tử
- Tư vấn pháp lý dài hạn liên quan đến giao thương quốc tế, hợp đồng thương mại, sở hữu trí tuệ

An Khang – Không chỉ là đơn vị thành lập doanh nghiệp, mà còn là đối tác pháp lý tin cậy trong suốt hành trình hội nhập.
Trong kinh doanh quốc tế, sự chính xác và đúng hạn là điều kiện tiên quyết. Nếu bạn đang ấp ủ kế hoạch đưa sản phẩm Việt vươn ra biển lớn, hãy để Luật An Khang giúp bạn khởi đầu đúng hướng – vững pháp lý – nhanh tiến độ.
Đừng để thủ tục cản trở ước mơ xuất nhập khẩu của bạn! Liên hệ Luật An Khang để nhận tư vấn thành lập doanh nghiệp miễn phí ngay hôm nay!