Pháp Luật Doanh Nghiệp

Quy định mới nhất về việc thay đổi vốn điều lệ công ty hợp danh

Thay đổi vốn điều lệ công ty hợp danh là một trong những vấn đề rất được các chủ doanh nghiệp quan tâm. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về thay đổi vốn điều lệ công ty hợp danh? Cùng Luật An Khang tìm hiểu nhé. 

Vốn điều lệ công ty hợp danh là gì?

Vốn điều lệ công ty hợp danh
Vốn điều lệ công ty hợp danh

Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa: Vốn điều lệ công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản các thành viên góp hoặc cam kết góp khi thành lập công hợp danh, vốn này có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) trong quá trình hoạt động, nhưng cần tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc tài chính của công ty với nhiều ý nghĩa quan trọng: 

  • Tạo nền tảng xác định tỷ lệ đóng góp vốn của các thành viên công ty, tạo cơ sở để phân chia lợi nhuận, quyền lợi, lợi ích và nghĩa vụ giữa các bên tham gia. 
  • Là cơ sở quan trọng để đánh giá khả năng của một công ty trong việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh đặc thù của loại hình kinh doanh cụ thể.
  • Thể hiện cam kết về tài sản và mức độ trách nhiệm của các thành viên đối với khách hàng và đối tác. 
  • Dựa vào vốn điều lệ, đối tác, khách hàng và nhà nước có cái nhìn rõ về quy mô, hiệu suất hoạt động và vị thế của công ty trên thị trường. Điều này giúp tạo niềm tin và sự hợp tác hiệu quả trong các mối quan hệ kinh doanh.
  • Giá trị tổng vốn điều lệ cao thể hiện giá trị và định vị của công ty trong thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Các công ty mới thành lập, đặc biệt là những công ty chưa có kinh nghiệm quản lý có thể đăng ký bổ sung để nâng cao vị thế so với các đối thủ cùng thời điểm.

Các trường hợp thay đổi vốn điều lệ của công ty hợp danh

Trường hợp tăng vốn điều lệ

Trường hợp tăng vốn điều lệ
Trường hợp tăng vốn điều lệ

Công ty hợp danh muốn tăng vốn điều lệ thì cách đơn giản nhất là công ty tự tăng thêm vốn góp của các thành viên hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới. Điều 186 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

  • Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.
  • Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn mới phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.

Trường hợp giảm vốn điều lệ

Trường hợp giảm vốn điều lệ
Trường hợp giảm vốn điều lệ

Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ bằng cách:

  • Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh (tự nguyện rút vốn, chết, mất tích, bị khai trừ…);
  • Thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi vốn theo quy định pháp luật do làm ăn thua lỗ (sau khi hoạt động kinh doanh liên tục hơn 2 năm và đảm bảo thanh toán đủ nợ).

Thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty hợp danh

Thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty hợp danh
Thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty hợp danh

Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ công ty hợp danh

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký (theo Mẫu quy định tại Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Nghị quyết, quyết định của và biên bản họp của Hội đồng thành viên của công ty hợp danh về việc thay đổi vốn điều lệ;
  • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư 2020.
  • Báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty giảm vốn điều lệ (trường hợp giảm do vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn thì không cần nộp báo cáo này).
  • Danh sách thành viên công ty hợp danh
  • Giấy ủy quyền nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật;
  • CCCD/hộ chiếu người được ủy quyền (bản sao).

Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty hợp danh

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành nộp theo hai cách:

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trả văn bản phản hồi:

  • Cấp giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ.
  • Thông báo sửa đổi, bổ sung, trả hồ sơ đối với hồ sơ thiếu, không hợp lệ.

Lưu ý: Sau khi được cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì công ty phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Thủ tục thay đổi vốn điều lệ và thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp có thể được thực hiện đồng thời một lúc).

Một số lưu ý về thay đổi vốn điều lệ công ty hợp danh

Một số lưu ý về thay đổi vốn điều lệ công ty hợp danh
Một số lưu ý về thay đổi vốn điều lệ công ty hợp danh

Công ty chưa hoàn tất nghĩa vụ thuế có được đăng ký giảm vốn điều lệ không?

Công ty phải đảm bảo khi đăng ký giảm vốn điều lệ trong trường hợp hoàn trả vốn góp theo tỷ lệ cho các thành viên thì phải có khả năng thanh toán các khoản nợ. Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể yêu cầu nộp kèm các cam kết về hoàn thành nghĩa vụ thuế về các khoản nợ để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định.

Điều kiện để công ty hợp danh giảm vốn điều lệ là gì?

  • Công ty chỉ được hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;
  • Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp;
  • Sau khi đã hoàn trả cho cổ đông, công ty phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Kết luận

Khi quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ của công ty hợp danh, các thành viên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các ưu nhược điểm, các rủi ro và các hậu quả pháp lý của việc này. Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm quy định pháp luật về công ty hợp danh hoặc cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý khác, Luật An Khang luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline nhé!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *