Pháp Luật Doanh Nghiệp

Tư Vấn Thành Lập Công Ty Xuất Nhập Khẩu Theo Quy Định 2024

Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu như thế nào? Doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới thành lập cần làm gì? Đây đều là những vấn đề cơ bản được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện tại, ngành xuất nhập khẩu đang là thị trường vàng cho đầu tư. Trong bài viết này, hãy cùng Luật và Kế Toán An Khang tìm hiểu chi tiết về các yếu tố pháp lý liên quan tới việc mở công ty xuất nhập khẩu nhé!

Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu

Hiện nay việc thành lập bất kỳ một loại hình kinh doanh nào tại Việt Nam cũng đều phải tuân theo các quy định luật pháp. Thành lập công ty xuất nhập khẩu cũng cần phải đáp ứng các điều kiện cơ bản mà pháp luật đề ra. Nếu muốn thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì bạn cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

STT Các yếu tố cơ bản Điều kiện thành lập công ty 
1 Về chủ doanh nghiệp Là cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hợp tác xã có đăng ký kinh doanh, tổ chức.

Thành viên, cổ đông góp vốn thành lập công ty xuất nhập khẩu nếu là tổ chức thì phải là tổ chức có tư cách pháp nhân

Cá nhân thành lập công ty XNK phải đủ từ 18 tuổi và đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Cá nhân thành lập công ty phải không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

2 Về thông tin công ty Công ty phải đáp ứng đầy đủ các thông tin sau:

  • Tên theo quy định tại Điều 37, Điều 38 và Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Địa chỉ trụ sở phải chính xác và chi tiết, không được sử dụng địa chỉ chung cư hoặc nhà tập thể.
  • Doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký đúng và đủ những ngành nghề liên quan đến xuất nhập khẩu và những loại hàng hóa doanh nghiệp dự định xuất nhập khẩu.
  • Mức vốn điều lệ theo khả năng tài chính của doanh nghiệp.
3 Về hàng hóa xuất nhập khẩu Doanh nghiệp tự do đăng ký loại hàng hóa tuy nhiên phải đáp ứng:

  • Không thuộc danh mục cấm theo quy định 
  • Không phải loại hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, không được quyền xuất khẩu
  • Một số loại hàng hóa đặc biệt cần có giấy phép 
  • Đối với hàng hóa yêu cầu kiểm dịch phải đảm bảo quy chuẩn chất lượng và an toàn
4 Điều kiện về vốn thành lập công ty xuất nhập khẩu Một số ngành nghề nhất định có yêu cầu về số vốn ký quỹ hoặc vốn pháp định thì doanh nghiệp cần đăng ký mức vốn điều lệ tối thiểu bằng đúng số vốn pháp định đó.

Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu

Chủ doanh nghiệp trước khi thành lập công ty cần phải xác định bạn doanh nghiệp có đáp ứng đầy đủ và chính xác các điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu kể trên hay không. Nếu doanh nghiệp đã đủ điều kiện thì có thể thực hiện đăng ký xin thành lập công ty theo thủ tục pháp luật quy định.

>> Xem thêm:Tư Vấn thành lập công ty du lịch lữ hành Theo Quy Định 2024

Thủ tục đăng ký thành lập công ty là công việc mà bắt buộc doanh nghiệp nào cũng phải tuân theo và thực hiện. Đây là bước đầu vô cùng quan trọng trong việc xác định xem doanh nghiệp này có được thành lập hợp pháp hay không. Cùng với đó, khi đã sở hữu giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc công ty đó có tư cách pháp nhân và được bảo hộ bởi pháp luật.

Cụ thể cách thành lập công ty xuất nhập khẩu cần phải tuân theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin công ty

Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cơ bản của doanh nghiệp để thực hiện làm hồ sơ. Các thông tin đó bao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở chính, danh sách thành viên công ty, loại hình kinh doanh, ngành nghề đăng ký kinh doanh, vốn thành lập công ty xuất nhập khẩu

thành lập công ty xuất nhập khẩu
Cần thực hiện chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ xin thành lập công ty xuất nhập khẩu

Bước 2: Chuẩn bị bộ hồ sơ xin đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu

Bộ hồ sơ xin đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu bao gồm: 

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
  • Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
  • Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức

Bước 3: Nộp hồ sơ và chờ cấp giấy chứng nhận thành lập công ty XNK

Khi đã hoàn tất bộ hồ sơ theo đúng quy định thì doanh nghiệp cần thực hiện nộp hồ sơ xin đăng ký thành lập. Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu là Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT của tỉnh/ thành phố nơi đặt trụ sở chính của công ty.

Bước 4: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới thành lập được cấp giấy chứng nhận cần thực hiện thông báo công khai trên  Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. 

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh. Lệ phí công bố là: 100.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm nghìn đồng).

Bước 5: Khắc con dấu và thông báo mẫu con dấu công ty

Bước cuối cùng trong quy trình thành lập công ty xuất nhập khẩu đó là thực hiện khắc dấu và công khai mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia.

Mẫu dấu công ty cần tuân theo tiêu chuẩn của quy định nhà nước. Doanh nghiệp cần thực hiện bộ con dấu bao gồm: Con dấu tròn pháp nhân, con dấu chữ ký, con dấu tên…

>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói từ A – Z chỉ 690k

Kết luận

Đến đây là kết thúc phần thông tin tư vấn của Luật và Kế Toán An Khang về cách thành lập công ty xuất nhập khẩu. Hiện nay đây đang là ngành nghề HOT được nhiều người quan tâm. Doanh nghiệp khi thực hiện thành lập công ty ngành nghề xuất nhập khẩu cần chú ý đảm bảo đúng quy định pháp luật để tránh những rắc rối sau này.

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *