Thành Lập Doanh Nghiệp

4 loại thuế doanh nghiệp phải nộp theo quy định pháp luật

Trong quá trình hoạt động kinh doanh có một số loại thuế  doanh nghiệp BẮT BUỘC PHẢI NỘP nhưng bạn đã biết đó là những khoản thuế nào chưa? Nếu chưa thì bài viết này sẽ tổng hợp 4 loại thuế doanh nghiệp phải nộp theo quy định pháp luật bao gồm thuế môn bài, thuế TNCN, thuế TNDN, thuế GTGT. Để đi sâu vào từng loại thuế thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé.

Thuế môn bài (lệ phí môn bài)

Khái niệm

Thuế môn bài (lệ phí môn bài) là thuế trực thuộc chính phủ mà hộ kinh doanh và các tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ phải đóng hàng năm. Mức thuế môn bài phải đóng dựa trên vốn điều lệ để trình cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Tuy nhiên có một vài trường hợp được miễn thuế môn bài còn lại tất cả các cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp đều phải nộp.

Đối tượng nộp

Trừ những trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc mới chuyển từ hộ kinh doanh, các tổ chức kinh doanh đang hoạt động đều phải nộp lệ phí môn bài. Áp dụng cho thời gian 03 năm tính từ ngày doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Mức thuế phải đóng

Mức thuế môn bài phụ thuộc vào vốn điều lệ của từng doanh nghiệp. Cách tính thuế môn bài theo quy định Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 trong Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 trong Thông tư 302/2016/TT-BTC
CĂN CỨ
MỨC PHÍ
Doanh nghiệp/tổ chức kinh doanh, sản xuất có vốn điều lệ/vốn đầu tư trên 10 tỷ
3.000.000 đồng/năm
Doanh nghiệp/tổ chức kinh doanh, sản xuất có vốn điều lệ/vốn đầu tư dưới 10 tỷ
2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác
1.000.000 đồng/năm
Hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu/năm
1.000.000 đồng/năm
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 300 – 500 triệu/năm
500.000 đồng/năm
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 – 300 triệu/năm
300.000 đồng/năm

Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)

Khái niệm

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế doanh nghiệp được tính dựa trên giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ trong quá trình sản xuất đến tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là một trong những loại thuế quan trọng giúp cân bằng ngân sách nhà nước và có vai trò quan trọng trong sự phát triển và xây dựng đất nước.

Đối tượng chịu thuế

Các đối tượng phải chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật bao gồm:
  • Các tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa và dịch vụ tại Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức kinh doanh và loại hình tổ chức kinh doanh
  • Các tổ chức kinh tế thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác
  • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài và doanh nghiệp trong nước tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (hiện nay là Luật đầu tư) cũng như các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam mà không thành lập pháp nhân tại đây
  • Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, và nhập khẩu

Mức thuế phải đóng

Thuế giá trị gia tăng = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất VAT
Để tính mức thuế GTGT mà mỗi doanh nghiệp phải nộp, có 2 phương pháp kê khai được sử dụng: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
  • Trong trường hợp 1: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thuế GTGT trực tiếp. Thường thì các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành mua bán, chế tác trang sức, vàng bạc, đá quý, cũng như các cơ sở kinh doanh có doanh thu chịu thuế GTGT hàng năm dưới 1 tỷ đồng hoặc không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn và chứng từ theo quy định của pháp luật
  • Trường hợp 2: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ khi kê khai thuế GTGT. Phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định về kế toán, hoá đơn và chứng từ theo quy định pháp luật. Đối tượng này có doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên và tự nguyện đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
STT
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
TỶ LỆ % TÍNH THUẾ GTGT
1
Phân phối, cung cấp hàng hóa
1%
2
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu
5%
3
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu
3%
4
Hoạt động kinh doanh khác
2%

Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)

Khái niệm

Hiện tại chưa có một văn bản chính thức nào ban hành định nghĩa rõ về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng dựa trên cơ sở pháp lý và quy định thì người đọc có thể hiểu đơn giản như sau:
“Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực tiếp áp dụng cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế có mức thu nhập phải chịu thuế. Thuế này bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh, sản xuất, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và các nguồn thu nhập khác của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.”

Đối tượng chịu thuế

Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp/tổ chức hoạt động kinh doanh hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Các đối tượng nộp thuế bao gồm:
  • Các doanh nghiệp/tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật
  • Các doanh nghiệp/tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định ở nước ngoài, có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở tại Việt Nam
  • Các tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã
  • Các đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của Nhà nước
  • Những tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu nhập phát sinh đạt mức chịu thuế

Công thức tính thuế TNDN

Quy định về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp được thể hiện trong Thông tư 78/2014/TT-BTC có sự khác biệt như sau.
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:
Thuế TNDN phải nộp= (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất thuế TNDN
*** Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tự thuế TNDN ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế TNDN đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp trong kỳ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
3. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các khoản thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế được xác định bằng công thức sau:
Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 được quy định trong Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTCThông tư 96/2015/TT-BTC, đồng thời áp dụng mức thuế 20% cho tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, mức thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng có thể dao động từ 32% đến 50%.

Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)

Khái niệm

Thuế thu nhập cá nhân là số tiền mà cá nhân phải trích nộp từ một phần thu nhập, bao gồm tiền lương và các nguồn thu khác và nộp cho cơ quan thuế để đóng góp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được khấu trừ. Hiện nay, thuế thu nhập cá nhân không áp dụng cho các cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định đóng thuế.
Các cá nhân lao động nộp thuế thu nhập cá nhân và được áp dụng giảm trừ thuế theo quy định. Như vậy có thể thấy rằng mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp sẽ tăng lên tương ứng với mức thu nhập cao hơn của cá nhân.

Đối tượng chịu thuế

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm các trường hợp sau đây:
  • Cá nhân có thu nhập được tính thuế theo quy định
  • Cá nhân không có người phụ thuộc sẽ phải nộp thuế thu nhập khi tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công vượt quá 11 triệu đồng/tháng sau khi khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
  • Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch vượt quá 100 triệu đồng

Công thức tính thuế TNCN

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất
Một số khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân thường bao gồm:
  • Giảm trừ gia cảnh:
+ Đối với bản thân: Mức giảm trừ là 11.000.000 đồng/người/tháng.
+ Đối với người phụ thuộc: Mức giảm trừ là 4.400.000 đồng/người/tháng.
  • Các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc: Bao gồm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số ngành nghề đặc biệt
Trên đây là 4 loại thuế doanh nghiệp phải nộp cơ bản thường phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty có hoạt động sản xuất thông thường. Tuy nhiên, với mỗi doanh nghiệp sẽ có hoạt động thực tế khác nhau và các thuế này có thể phát sinh tùy thuộc vào hoạt động cụ thể của công ty:
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế xuất nhập khẩu
  • Thuế bảo vệ môi trường
  • Lệ phí trước bạ
  • Thuế tài nguyên
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Lê Khắc Dũng là thạc sĩ Luật Hà Nội với hơn 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp lý Doanh nghiệp. Sứ mệnh của tôi và Luật An Khang là đồng hành cùng Doanh nghiệp Việt trong mọi vấn đề Pháp lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *