Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp
Việc mở công ty không chỉ đơn giản là có vốn và kinh nghiệm. Bạn sẽ đối mặt với hàng loạt vấn đề pháp lý: Giấy chứng nhận thành lập, Giấy phép kinh doanh, điều kiện, ngành nghề đăng ký, thuế, bảo hiểm, hợp đồng lao động… Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến doanh nghiệp gặp rủi ro, chậm tiến độ hoặc thậm chí bị xử phạt. Bài viết này Luật An Khang sẽ giải đáp các bạn về hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới nhất hiện nay.
Liên hệ ngay: 0936149833 hoặc zalo Luật An Khang để nhận tư vấn Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập công ty chi tiết nhất!
Tại Sao Cần Chuẩn Bị Thông Tin Pháp Lý Đầy Đủ?
Việc thành lập doanh nghiệp không chỉ là bước khởi đầu cho hành trình kinh doanh, mà còn là quá trình đăng ký pháp lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Để tránh rủi ro, chậm trễ và vi phạm, bạn cần chuẩn bị thông tin pháp lý đầy đủ và chính xác ngay từ đầu.
Dưới đây là lý do cụ thể vì sao việc chuẩn bị thông tin pháp lý là yếu tố bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp.
Tuân thủ đúng quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp
- Theo Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bắt buộc phải có thông tin pháp lý rõ ràng.
- Nếu thông tin sai lệch hoặc thiếu, hồ sơ sẽ bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, gây kéo dài thời gian xử lý
Đảm bảo quyền lợi pháp lý và tránh rủi ro sau thành lập
Thiếu thông tin hoặc kê khai sai có thể dẫn đến:
- Không được cấp mã số thuế
- Không mở được tài khoản ngân hàng
- Không xuất được hóa đơn hợp lệ
Về lâu dài, có thể gây ra các vấn đề như: tranh chấp nội bộ, phạt hành chính, thu hồi giấy phép.

Cơ sở pháp lý để thực hiện các thủ tục hành chính sau thành lập
Sau khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần thực hiện thêm nhiều thủ tục:
- Khai báo thuế, đăng ký hóa đơn
- Xin giấy phép con nếu hoạt động ngành có điều kiện
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp đồng lao động…
Tất cả đều yêu cầu trích dẫn chính xác thông tin pháp lý đã đăng ký.
Điều kiện cần để xin các loại giấy phép con
-
Nhiều ngành nghề yêu cầu giấy phép con như: an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, sản xuất rượu, dịch vụ y tế…
-
Việc xin giấy phép con chỉ được tiến hành sau khi doanh nghiệp có thông tin pháp lý hợp lệ.

Thông Tin Pháp Lý Cần Chuẩn Bị
Chuẩn bị tên công ty
Trước khi thành lập công ty, bạn cần nghĩ đến cái tên mà mình sẽ gắn bó dài lâu. Không chỉ đơn thuần là tên gọi, đây là yếu tố quan trọng quyết định việc tra cứu tên trùng và đảm bảo quyền sở hữu thương hiệu về sau.
-
Tên công ty phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt.
-
Không được gây nhầm lẫn, không trùng lặp với tên đã đăng ký trước đó.
-
Tên nên dễ nhớ, thể hiện lĩnh vực hoạt động hoặc giá trị cốt lõi.
Xác định các ngành nghề dự định kinh doanh
Một trong những nội dung không thể thiếu trong hồ sơ là ngành nghề kinh doanh. Theo quy định, doanh nghiệp cần:
-
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, tối thiểu đến mã ngành cấp 4.
-
Nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện, cần đáp ứng đủ các yêu cầu pháp luật trước hoặc sau khi thành lập, ví dụ: chứng chỉ hành nghề, giấy phép con…
Đồng thời Luật An Khang sẽ căn cứ vào ngành nghề dự định kinh doanh và số vốn dự định của doanh nghiệp để đưa ra gợi ý loại hình công ty phù hợp nhất dành cho công ty của bạn.

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục khôi phục Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Xác định số vốn của doanh nghiệp
Vốn điều lệ là số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp của các thành viên hoặc cổ đông. Đây là căn cứ để:
-
Xác định trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp.
-
Đánh giá mức độ uy tín và năng lực tài chính trên thị trường.
-
Tính các loại thuế như thuế môn bài.
Lưu ý: Một số ngành nghề có yêu cầu về vốn pháp định, như: dịch vụ việc làm, kinh doanh đa cấp, bất động sản…
Chuẩn bị CCCD/ Hộ chiếu
Thông tin cá nhân là phần quan trọng trong hồ sơ pháp lý. Doanh nghiệp cần chuẩn bị bản sao công chứng/ scan rõ nét Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của:
-
Người đại diện theo pháp luật
-
Các thành viên/cổ đông sáng lập (nếu có)
Tài liệu và các hồ sơ đặc biết khác
Tùy vào loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh, bạn có thể cần chuẩn bị thêm:
- Hợp đồng thuê văn phòng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Chứng chỉ hành nghề đối với lĩnh vực luật, kiểm toán, y tế…
- Giấy tờ chứng minh vốn pháp định
- Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện
Đối với các thông tin quan trọng trong quá trình lập hồ sơ thành lập, Luật An Khang đảm bảo hỗ trợ đồng hàng cùng bạn:
Quy Trình Thực Hiện Với Sự Hỗ Trợ Từ An Khang
Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói, phù hợp với cả doanh nghiệp nhỏ mới khởi nghiệp lẫn các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp:
- Tư vấn lựa chọn mô hình doanh nghiệp và mã ngành phù hợp
- Soạn thảo, nộp và theo dõi hồ sơ tại Sở KH&ĐT
- Hỗ trợ đăng ký dấu tròn và dấu chức danh, miễn phí mở tài khoản ngân hàng số đẹp (Vietcombank, Techcombank, VPBank, MB)
- Đăng ký với cơ quan quản lý thuế (Luật An Khang sẽ hỗ trợ khai báo với cơ quan thuế Trị giá 500.000)
- Tư vấn xin giấy phép con
- Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc
- Tư vấn pháp lý dài hạn trong suốt quá trình hoạt động

Lý do nên đăng ký thành lập doanh nghiệp cùng An Khang
- Chuyên nghiệp: Đội ngũ luật sư và kế toán giàu kinh nghiệm, am hiểu pháp luật doanh nghiệp.
- Nhanh chóng: Hoàn thành thủ tục chỉ trong 3 – 5 ngày làm việc.
- Tiết kiệm chi phí: Phí dịch vụ hợp lý, minh bạch, không phát sinh phụ phí.
- Hỗ trợ toàn diện: Từ tư vấn thành lập đến các dịch vụ kế toán, thuế sau khi doanh nghiệp hoạt động. Gói dịch vụ trọn gói của An Khang không chỉ dừng lại ở việc đăng ký giấy phép kinh doanh. Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập, bạn còn được hỗ trợ:
- Khắc con dấu công ty.
- Đăng ký tài khoản ngân hàng.
- Kê khai thuế ban đầu và tư vấn phát hành hóa đơn điện tử.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại An Khang chỉ từ 690.000
Bạn đang băn khoăn về các thông tin pháp lý cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp? Đừng lo lắng! Luật An Khang luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.