Đăng Ký Nhãn Hiệu Thực Phẩm – Tư Vấn Pháp Luật Mới 2024
Đăng ký nhãn hiệu thực phẩm – Tư vấn pháp luật theo quy định mới đang là nội dung được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong năm 2024. Ngành kinh doanh thực phẩm đang là một ngành có tốc độ phát triển mạnh. Nó cũng đồng nghĩa với việc các thương hiệu đang phải cạnh tranh với nhau trên thương trường. Đăng ký nhãn hiệu thực phẩm là một phương án được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để giúp bảo vệ hàng hóa, dịch vụ của mình trên thị trường.
Bài viết này Luật An Khang sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về phân nhóm sản phẩm đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm… Hãy cùng chúng tôi theo dõi để biết thêm thông tin nhé!
Cơ sở pháp luật đăng ký nhãn hiệu thực phẩm – Tư vấn pháp luật
Thực phẩm là nguồn sản phẩm gắn liền với cuộc sống và có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người. Vì vậy, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm luôn là vấn đề được pháp luật quan tâm và bảo hộ. Để đăng ký nhãn hiệu thực phẩm – Tư vấn pháp luật cần tuân thủ theo cơ sở pháp lý sau:
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- Phụ lục 1 – bảng phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ ni-xơ
- Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN
- Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
- Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, được sửa đổi bổ sung tại từng thời điểm.
Lựa chọn nhóm sản phẩm khi đăng ký nhãn hiệu thực phẩm
Trong quá trình đăng ký nhãn hiệu thực phẩm – tư vấn pháp luật, quý doanh nghiệp cần chú ý tới vấn đề lựa chọn nhóm sản phẩm. Phân loại nhóm sản phẩm trong đăng ký nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền căn cứ vào đó để xác định ngành nghề và lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động.
Căn cứ pháp lý để các doanh nghiệp lựa chọn phân loại nhóm sản phẩm phù hợp khi đăng ký nhãn hiệu thực phẩm đó là Phụ Lục 1 Bảng Phân Loại Quốc Tế Hàng Hóa/Dịch Vụ Ni-Xơ
Đối với ngành kinh doanh thực phẩm, khi đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp có thể lựa chọn các nhóm sản phẩm sau:
Nhóm sản phẩm |
Chi tiết nội dung |
Nhóm 05 | Thực phẩm và chất dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế; thực phẩm cho em bé, Chất bổ sung ăn kiêng cho người và động vật; Chất bổ sung ăn kiêng nhằm bổ sung cho đồ ăn thông thường hoặc để có lợi cho sức khỏe; Đồ thay thế bữa ăn và đồ uống và thực phẩm dinh dưỡng cho chế độ ăn kiêng phù hợp với việc sử dụng trong y tế hoặc thú y. Chất và thực phẩm dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế; Chất bổ sung ăn kiêng.
Cần chú ý nhóm sản phẩm này khi đăng ký nhãn hiệu thực phẩm – Tư vấn pháp luật mới 2024. |
Nhóm 29 | Thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng như thực phẩm có nguồn gốc thực vật và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản như: Thịt, cá, gia cầm và thú săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt ướt, mứt quả ướt; Trứng; Sữa và các sản phẩm sữa; Dầu thực vật và mỡ dùng cho thực phẩm. Ðồ uống có sữa (sữa là chủ yếu). Hạt đã chế biến làm thức ăn cho người, không phải là gia vị hoặc hương liệu. |
Nhóm 30 | Các loại thực phẩm gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản cũng như các gia vị để cải thiện hương vị thực phẩm. Như: Cà phê, chè, ca cao và cà phê nhân tạo; Gạo; Bột sắn và bột cọ; Bột và chế phẩm làm từ ngũ cốc; Bánh mì, bánh ngọt và bánh kẹo; Đá lạnh ăn được; Đường, mật ong, nước mật đường; Men, bột nở; Muối; Tương hạt cải; Dấm, nước xốt (gia vị); Gia vị; Kem (nước đông lạnh).
Khi đăng ký nhãn hiệu thực phẩm – Tư vấn pháp luật cần chú ý phân tích các sản phẩm xem có phù hợp với các nhóm theo quy định không. Ðồ uống trên cơ sở cà phê, ca cao, sô-cô-la hoặc trà; Ngũ cốc đã chế biến làm thức ăn cho người (ví dụ, yến mạch dạng mảnh hoặc các loại hạt cốc khác dạng mảnh). |
Nhóm 31 | Thực phẩm là các thực phẩm là sản phẩm từ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chưa qua bất kỳ một sự chế biến nào để tiêu dùng, thực vật và động vật còn sống. Cụ thể:
Các loại ngũ cốc và hạt dạng thô và chưa xử lý; Rau, củ và quả tươi, thảo mộc tươi; Cây và hoa tự nhiên; Củ, cây con và hạt giống để trồng; Động vật sống; Thức ăn và đồ uống cho động vật; Mạch nha. Ngũ cốc chưa chế biến; Trái cây và rau tươi, thậm chí sau khi rửa hoặc bôi sáp; Phế thải thực vật; Tảo chưa xử lý; Trứng đã được thụ tinh dùng để ấp; Nấm cục tươi và nấm tươi; |
Nhóm 32 | Bia và đồ uống không có cồn như Nước khoáng và nước ga và các loại đồ uống khác không có cồn; Ðồ uống hoa quả và nước ép hoa quả; Xi-rô và các chế phẩm khác để làm đồ uống. Ðồ uống được khử cồn. |
Nhóm 33 | Ðồ uống có cồn như rượu… Đây là nhóm sản phẩm cần chú ý khi đăng ký nhãn hiệu thực phẩm – Tư vấn pháp luật. Bởi vì nhóm sản phẩm này là các sản phẩm chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của nhà nước. |
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thực phẩm – Tư vấn pháp luật
Sau khi lựa chọn nhóm sản phẩm phù hợp với nhóm ngành sản phẩm mình kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện chuẩn bị hồ sơ để nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu thực phẩm. Đây cũng là bước quan trọng nhất trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm – tư vấn pháp luật.
Dưới đây là các tài liệu mà doanh nghiệp cần chuẩn bị khi muốn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm – Tư vấn pháp luật:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo Mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN);
- Mẫu thương hiệu: Mẫu thương hiệu phải được trình bày rõ ràng (kích thước không nhỏ hơn 3×3 cm và không quá 8×8 cm); nhãn hiệu tổng thể phải được thể hiện trên tuyên bố bằng mẫu nhãn hiệu có kích thước 8×8 cm;
- Nếu chủ sở hữu là cá nhân thì bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư (nếu chủ sở hữu là tổ Chứng từ chứng minh đã thanh toán phí và lệ phí
Trên đây là các nội dung chính mà Luật An Khang muốn chia sẻ về đăng ký nhãn hiệu thực phẩm – Tư vấn pháp luật. Hy vọng với bài viết trên đây, quý doanh nghiệp đã có thêm thông tin cần biết để giải đáp thắc mắc liên quan tới đăng ký nhãn hiệu.