Thành Lập Doanh Nghiệp

VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP – QUY ĐỊNH MỚI NHẤT 2024

Vốn pháp định là một loại vốn khá đặc thù so với các loại vốn thường thấy như vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, vốn góp… và được áp dụng trong một số lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Bài viết sau Luật An Khang sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về khái niệm, đặc điểm và quy định liên quan tới vốn pháp định theo quy định mới nhất 2024!

Khái niệm, đặc điểm vốn pháp định

Khái niệm vốn pháp định được quy định tại điều 4 Luật doanh nghiệp 2005; tuy nhiên không còn quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 nữa.

Vốn pháp định được hiểu là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp và sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Vốn pháp định có các đặc điểm dưới đây:

  • Phạm vi áp dụng: Chỉ áp dụng cho một số ngành nghề nhất định theo quy định.
  • Đối tượng áp dụng: Các chủ thể kinh doanh, gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ kinh doanh, tổ chức, tổ hợp tác,…
  • Ý nghĩa pháp lý: Giúp cho doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh sau khi được thành lập, có thể tránh hoặc phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.
  • Thời điểm cấp: Được cấp trước khi doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập, hoạt động.
Khái niệm, đặc điểm vốn pháp định
Khái niệm, đặc điểm vốn pháp định

Ý nghĩa của vốn pháp định

  • Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, khách hàng và đối tác do những doanh nghiệp có đủ vốn pháp định một phần sẽ chứng minh được tiềm lực phát triển của công ty làm cho khách hàng hay đối tác cũng yên tâm hơn khi hợp tác;
  • Đảm bảo tài sản cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực rủi ro cao do hầu hết các ngành mà có quy định về vốn pháp định đều hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội của người dân và tác động lớn đến nền kinh tế của đất nước;
  • Hạn chế thành lập doanh nghiệp tràn lan, không có vốn nhưng vẫn hoạt động bình thường;
  • Giúp cơ quan quản lý giám sát hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý cần thiết với doanh nghiệp.

Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu cần có vốn pháp định

Nhà nước có quy định về vốn pháp định rất chi tiết trong các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan. Luật An Khang giúp bạn thống kê cụ thể các lĩnh vực như sau:

STT Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Mức vốn tối thiểu Căn cứ pháp lý
1 Lĩnh vực an ninh trật tự Ít nhất là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ) Nghị định 96/2016/NĐ-CP
2 Lĩnh vực công thương 5 tỷ – 150 tỷ đồng Nghị định 40/2018/NĐ-CP

Nghị định 51/2018/NĐ-CP

Nghị định 69/2018/NĐ-CP

3 Lĩnh vực giáo dục 20 triệu – 1000 tỷ đồng Nghị định 46/2017/NĐ-CP 

Nghị định 86/2018/NĐ-CP

4 Lĩnh vực giao thông vận tải 30 tỷ -1300 tỷ đồng Nghị định 92/2016/NĐ-CP Nghị định 147/2018/NĐ-CP
5 Lĩnh vực lao động 05 tỷ – 100 tỷ đồng Nghị định 145/2020/NĐ-CP 

Nghị định 23/2021/NĐ-CP Nghị định 143/2016/NĐ-CP Nghị định 38/2020/NĐ-CP

6 Lĩnh vực ngân hàng 0,5 tỷ – 5.000 tỷ đồng Nghị định 86/2019/NĐ-CP

Nghị định 101/2012/NĐ-CP

Nghị định 24/2012/NĐ-CP

7 Lĩnh vực tài chính 5 tỷ – 2 tỷ đô la Mỹ / ký quỹ Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Nghị định 18/2005/NĐ-CP

Nghị định 121/2021/NĐ-CP

Nghị định 155/2020/NĐ-CP

Nghị định 158/2020/NĐ-CP

Luật Chứng khoán 2019

Nghị định 88/2014/NĐ-CP

Nghị định 17/2012/NĐ-CP

Nghị định 03/2017/NĐ-CP

Nghị định 06/2017/NĐ-CP

8 Lĩnh vực tài nguyên môi trường Ký quỹ tùy theo trọng lượng hàng hóa Nghị định 08/2022/NĐ-CP
9 Lĩnh vực bưu chính – viễn thông 3 tỷ – 500 tỷ đồng/ký quỹ Nghị định 47/2011/NĐ-CP

Nghị định 25/2011/NĐ-CP

Quyết định 671/QĐ-BTTTT

Nghị định 130/2018/NĐ-CP

Nghị định 195/2013/NĐ-CP

10 Lĩnh vực văn hóa thể thao 20 triệu – 200 triệu đồng Nghị định 168/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 94/2021/NĐ-CP)

Nghị định số 54/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 142/2018/NĐ-CP)

Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ

Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ
Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ
Tiêu chí Vốn điều lệ Vốn pháp định
Khái niệm Là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp/cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán/được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Là mức vốn tối thiểu theo yêu cầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành.
Phạm vi áp dụng Áp dụng theo loại hình doanh nghiệp Áp dụng với một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định
Cơ sở xác định vốn – Bắt buộc đăng ký vốn điều lệ khi thành lập công ty;

– Mức vốn điều lệ đăng ký không được thấp hơn so với mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

– Bắt buộc đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

– Không cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;

– Vốn góp của công ty hoạt động trong ngành nghề có điều kiện tối thiểu bằng vốn pháp định.

Thời hạn góp vốn Trong vòng 90 ngày kể từ khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Phải đáp ứng đủ trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh
Mức vốn – Không quy định mức tối thiểu, tối đa.

– Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ tùy theo tình hình doanh nghiệp.

– Mức vốn cố định theo từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.

– Không thể thay đổi.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu tổng quan về vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc bất cứ vấn đề gì, quý khách hãy liên hệ hotline Luật An Khang để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết nhất về vốn pháp định, hướng dẫn thực hiện toàn bộ thủ tục thành lập công ty cũng như thủ tục thay đổi liên quan góp vốn pháp định!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Lê Khắc Dũng là thạc sĩ Luật Hà Nội với hơn 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp lý Doanh nghiệp. Sứ mệnh của tôi và Luật An Khang là đồng hành cùng Doanh nghiệp Việt trong mọi vấn đề Pháp lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *