Thuế Tài Nguyên Là Gì? 4 Điều Quan Trọng Cần Biết về Thuế Tài Nguyên
Pháp Luật Việt Nam có quy định cụ thể cho tổ chức, công ty, doanh nghiệp thực hiện khai thác tài nguyên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, các doanh nghiệp, tổ chức đó phải có nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên theo quy định. Vậy thuế tài nguyên là gì? Cơ sở tính thuế tài nguyên hiện hành ra sao? Cùng Luật và kế toán An Khang tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Giới thiệu về Thuế tài nguyên
Hiện tại, pháp luật chưa định nghĩa cụ thể về thuế tài nguyên là gì? Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản thì đây là loại thuế gián thu. Được áp dụng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên, thuộc quyền sở hữu của toàn dân do Nhà Nước thống nhất quản lý.
Tóm lại, thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, với mục đích là điều tiết thu nhập của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên của đất nước.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói, uy tín, giá rẻ chỉ từ 500.000đ
Đối tượng chịu thuế và các trường hợp miễn, giảm thuế
Theo Điều 2, Luật thuế tài nguyên năm 2009, sửa đổi bổ sung bởi Khoản 2, Điều 67 Luật Dầu Khí năm 2022. Có quy định cụ thể về đối tượng nộp thuế tài nguyên và các trường hợp miễn thuế, giảm thuế tài nguyên như sau:
Đối tượng chịu thuế tài nguyên
Căn cứ vào Điều 2, Luật thuế tài nguyên năm 2009 số 45/2009/QH12 đối tượng chịu thuế tài nguyên bao gồm:
“- Khoáng sản kim loại.
– Khoáng sản không kim loại.
– Dầu thô.
– Khí thiên nhiên, khí than.
– Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
– Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.
– Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.
– Yến sào thiên nhiên.
– Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.”
Theo đó, Đối tượng phải nộp thuế tài nguyên là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nêu trên, đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên vào ngân sách Nhà Nước.
Các trường hợp được miễn, giảm thuế tài nguyên
Căn cứ vào Điều 9, Luật thuế tài nguyên năm 2009, sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị Quyết số 51/2001/QH10. Các trường hợp được miễn, giảm thuế tài nguyên được quy định như sau:
“Điều 9. Miễn, giảm thuế
- Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.
- Miễn thuế đối với hải sản tự nhiên.
- Miễn thuế đối với cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.
- Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt.
- Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.
- Miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.
- Trường hợp khác được miễn, giảm thuế do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định…”
Như vậy, người nộp thuế tài nguyên không may gặp thiên tai, hỏa hoạn làm tổn thất đến tài nguyên đã kê khai thì được xét miễn, giảm thuế tài nguyên phải nộp.
Ngoài ra, các trường hợp như: Hải sản tự nhiên, cành, ngọn, củi, tre, nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện, lâm nghiệp, … thì được miễn nộp thuế tài nguyên.
Xem thêm: Dịch vụ kê khai thuế, nộp thuế chuyên nghiệp, an tâm tuyệt đối
Cách tính thuế tài nguyên mới nhất năm 2024
Căn cứ dùng để tính thuế tài nguyên là: Sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế xuất. Cụ thể:
Các phương pháp tính thuế tài nguyên
Hiện nay, theo quy định của Luật Thuế tài nguyên 2009 có hai phương pháp chính được sử dụng để tính thuế tài nguyên:
Tính thuế theo sản lượng
Áp dụng cho các loại tài nguyên có thể xác định được sản lượng khai thác cụ thể như: khoáng sản, nước ngầm, gỗ,…
Công thức tính thuế:
Thuế tài nguyên = Sản lượng khai thác x Thuế suất
Trong đó:
- Sản lượng khai thác: là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
- Thuế suất: được quy định cụ thể đối với từng loại tài nguyên trong Luật Thuế tài nguyên và Nghị định số 128/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về thuế tài nguyên.
Tính thuế theo giá trị
Áp dụng cho các loại tài nguyên không thể xác định được sản lượng khai thác cụ thể như: đá xây dựng, cát, sỏi,…
Công thức tính thuế:
Thuế tài nguyên = Giá trị khai thác x Thuế suất
Trong đó:
- Giá trị khai thác: là giá bán của tài nguyên khai thác, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
- Thuế suất: được quy định cụ thể đối với từng loại tài nguyên trong Luật Thuế tài nguyên và Nghị định số 128/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về thuế tài nguyên.
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, có thể áp dụng các phương pháp tính thuế tài nguyên khác như:
- Tính thuế theo diện tích khai thác: áp dụng cho các loại tài nguyên được khai thác trên diện tích đất, nước như: đất sét, than bùn,…
- Tính thuế theo định mức: áp dụng cho các loại tài nguyên có sản lượng khai thác khó xác định hoặc giá trị khai thác biến động lớn.
Việc lựa chọn phương pháp tính thuế tài nguyên phù hợp sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại tài nguyên, điều kiện khai thác và quy định của pháp luật.
Giá tính thuế tài nguyên
Tại Điều 6 Luật thuế tài nguyên năm 2009, quy định chi tiết về giá tính thuế tài nguyên như sau:
“Giá tính thuế
- Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
- Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo một trong những căn cứ sau:
- a) Giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định;
- b) Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
- Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
- a) Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân;
- b) Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao; trường hợp chưa xác định được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
- c) Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu;
- d) Đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận. Điểm giao nhận là điểm được thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí mà ở đó dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được chuyển giao quyền sở hữu cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể giá tính thuế đối với tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên, trừ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than và nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện.”
Theo đó, tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo căn cứ sau:
- Giá bán thực tế trên thị trường tại khu vực mà đơn vị khai thác tài nguyên hoạt động. Nhưng không được thấp hơn giá tính thuế do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương quy định.
- Nếu tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế được xác định theo giá ban đơn vị của từng chất, hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác. Nhưng không được thấp hơn giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định.
Xem thêm: Kế Toán Thuế: Cẩm nang toàn diện về các vấn đề cần lưu ý trong kế toán thuế
Thuế suất thuế tài nguyên
Căn cứ vào Điều 7, Luật thuế tài nguyên bảng khung thuế suất thuế tài nguyên được quy định chi tiết.
Số thứ tự | Nhóm, loại tài nguyên | Thuế suất (%) |
TÔI | Khoáng sản kim loại | |
1 | Sắt, măng-gan (mangan) | 7-20 |
2 | Ti-tan (titan) | 7-20 |
3 | Vàng | 9-25 |
4 | Đất hiếm | 12-25 |
5 | Bạch kim, bạc, thiếc | 7-25 |
6 | Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan) | 7-25 |
7 | Chì, kẽm, nhôm, bô-xit (bouxite), đồng, ni-ken (niken) | 7-25 |
8 | Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thủy ngân, ma-nhê (magie), va-na-đi (vanadi) | 7-25 |
9 | Khoáng sản kim loại khác | 5-25 |
II | Khoáng sản không kim loại | |
1 | Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình | 3-10 |
2 | Đá, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi; cát, trừ cát làm thủy tinh | 5-15 |
3 | Đất làm gạch | 5-15 |
4 | Gờ-ra-nít (granite), sét chịu lửa | 7-20 |
5 | Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite) | 7-20 |
6 | Cao lanh, mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật, cát làm thủy tinh | 7-15 |
7 | Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite), đá nung vôi và sản xuất xi măng | 5-15 |
8 | A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin) | 3-10 |
9 | Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò | 4-20 |
10 | Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên | 6-20 |
11 | Than nâu, than mỡ | 6-20 |
12 | Than khác | 4-20 |
13 | Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire) | 16 – 30 |
14 | E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan (opan) quý màu đen | 16 – 30 |
15 | Adít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz) | 12-25 |
16 | Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite) | 12-25 |
17 | Khoáng sản không kim loại khác | 4-25 |
III | Dầu thô | 6-40 |
IV | Khí thiên nhiên, khí than | 1 – 30 |
V. | Sản phẩm của rừng tự nhiên | |
1 | Gỗ nhóm I | 25 – 35 |
2 | Gỗ nhóm II | 20 – 30 |
3 | Gỗ nhóm III, IV | 15 – 20 |
4 | Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác | 10 – 15 |
5 | Cành, ngọn, gốc, rễ | 10 – 20 |
6 | Củi | 1 – 5 |
7 | Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô | 10 – 15 |
8 | Trầm hương, kỳ nam | 25 – 30 |
9 | Hồi, quế, sa nhân, thảo quả | 10 – 15 |
10 | Sản phẩm khác của rừng tự nhiên | 5-15 |
CHÚNG TÔI | Hải sản tự nhiên | |
1 | Ngọc trai, bào ngư, hải sâm | 6-10 |
2 | Hải sản tự nhiên khác | 1 – 5 |
VII | Nước thiên nhiên | |
1 | Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp | 8-10 |
2 | Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện | 2-5 |
3 | Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước quy định tại điểm 1 và điểm 2 Nhóm này | |
3.1 | Nước mặt | 1 – 3 |
3.2 | Nước dưới đất | 3-8 |
VIII | Yến sào thiên nhiên | 10 – 20 |
IX | Tài nguyên khác | 1 – 20 |
Theo quy định của Luật Thuế tài nguyên 2009, thuế suất thuế tài nguyên được áp dụng đối với từng loại tài nguyên cụ thể và có thể được điều chỉnh theo một số yếu tố sau:
- Loại tài nguyên.
- Khu vực khai thác.
- Phương pháp khai thác.
- Mức độ khai thác.
- Chính sách phát triển kinh tế – xã hội của nhà nước.
- Biến động giá cả thị trường
Kết luận
Trên đây là những thông tin về thuế tài nguyên là gì? mà Luật và kế toán An Khang muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuế quan trọng này đối với Ngân Sách Nhà Nước và với nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta.
Nếu bạn còn thắc mắc, cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp. Đừng ngần ngại liên hệ đến Luật và Kế toán An Khang theo hotline để nhận tư vấn, hỗ trợ kịp thời.