Pháp Luật Doanh Nghiệp

Thành lập công ty mua bán thực phẩm cần những điều kiện gì

Thực phẩm là một ngành đang phát triển mạnh tại Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn của người dân. Kéo theo đó là việc thành lập công ty mua bán thực phẩm cũng được gia tăng, bài viết dưới đây hãy cùng Luật An Khang tìm hiểu về các điều kiện để thành lập được doanh nghiệp mua bán thực phẩm.

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Thời điểm hiện tại theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau:

+ Công ty TNHH một thành viên:

Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ, không được phát hành cổ phiếu.

+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Có từ 2 đến không quá 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức

+ Công ty cổ phần:

Có từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông

+ Công ty hợp danh:

Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh).

Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

Các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình.

+ Doanh nghiệp tư nhân:

Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân, mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân

Dựa theo ưu nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp mà cá nhân/tổ chức thành lập lựa chọn mô hình phù hợp với định hướng phát triển của công ty.

Tuy nhiên, Công ty hợp danh thường không được khuyến khích lựa chọn trong ngành mua bán thực phẩm bởi loại hình này không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào và không kinh doanh được với quy mô lớn.

2. Điều kiện về vốn để thành lập công ty mua bán thực phẩm

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020:

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày.
Pháp luật hiện không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu, hoặc mức vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường (trong đó có mua bán thực phẩm).

Ngành mua bán thực phẩm cũng không yêu cầu về vốn pháp định.

Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp. Cụ thể:

Nếu vốn điều lệ công ty từ 10 tỷ trở xuống: Thuế môn bài phải đóng là 2.000.000 đ/ năm.
Nếu vốn điều lệ công ty trên 10 tỷ: Thuế môn bài phải đóng là 3.000.000đ/ năm

*Lưu ý: Theo quy định của Nghị định 22/2020/NĐ-CP, kể từ ngày 25/02/2020:

Doanh nghiệp thành lập mới sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nếu Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp):
trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm,
trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

3. Cách đặt tên cho công ty mua bán thực phẩm

Tên công ty gồm hai thành tố:

Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp

Ví dụ: Nếu thành lập công ty sản xuất thực phẩm nên đặt tên công ty là Công ty + loại hình doanh nghiệp + tên riêng

*Lưu ý: Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.

Ngoài ra, dù không bắt buộc nhưng có thể đặt tên lót liên quan đến ngành nghề định kinh doanh như “mua bán” hay “phân phối”… để mọi người biết được rõ ràng công ty đang kinh doanh lĩnh vực nào.

Nếu không đặt tên lót thì tên công ty sẽ ngắn gọn hơn và có thể kinh doanh thêm một số những lĩnh vực có liên quan.

4. Địa chỉ, trụ sở

Trụ sở công ty được xác định gồm: 4 cấp

“Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh”

Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung;

Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp…

* Lưu ý: Khi chọn trụ sở cho công ty mua bán thực phẩm nên chọn không gian rộng và thoáng để tiện lưu trữ và vận chuyển thực phẩm một cách tốt nhất.

5. Cách kê khai ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty thực phẩm

Tra cứu ngành nghề kinh doanh

Cần kê khai theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Có thể tham khảo một số ngành nghề như: Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột; Bán buôn thực phẩm khác; Bán buôn gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc khác, bột mì…

VD:

STT Tên ngành Mã ngành
01 Bán buôn gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc khác, bột mì 4631
02 Bán buôn thực phẩm 4632
03 Bán buôn đồ uống 4633

5.1. Ngành nghề đăng ký kinh doanh công ty thực phẩm

Mua bán thực phẩm được quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu về chứng chỉ, giấy phép trước khi đưa vào hoạt động (cụ thể là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm – ATTP do Sở Công Thương cấp).

Cụ thể Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:

Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

* Lưu ý:

+ Hàng hóa đã có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm từ nhà sản xuất rồi thì không cần phải xin giấy phép nữa.

+ Đối với cơ sở buôn bán thực phẩm nhỏ lẻ thì không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP).

Còn cơ sở bán buôn (phải có địa điểm cố định) không thuộc danh mục tại Điều 12 nên cần có giấy chứng nhận.

+ Ngoại trừ hình thức kinh doanh thức ăn đường phố, đối với những cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến và dịch vụ ăn uống bắt buộc phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm chỉ có hiệu lực trong 3 năm theo Luật An toàn thực phẩm 2010 và Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Ngoài ra có thể tham khảo thêm các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo nghị định trên.

5.2. Đối với thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài

Cần có Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đối với các loại sản phẩm nhập khẩu do Bộ Y Tế cấp phép với điều kiện sau:

Bản công bố sản phẩm (Mẫu số 02 Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018)
Phiếu kết quả kiểm nghiệm. Thời hạn của phiếu tính đến thời gian nộp hồ sơ công bố không vượt quá 12 tháng và phiếu kiểm nghiệm phải có đầy đủ các chỉ tiêu kiểm nghiệm đặc trưng cho sản phẩm cần công bố
Giấy chứng nhận sản phẩm được lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận y tế do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu sản phẩm cấp
Tài liệu chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc công dụng của các thành phần cấu tạo lên sản phẩm
Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Thông tin chi tiết về sản phẩm kèm theo mẫu sản phẩm
Nhãn sản phẩm hoặc nhãn phụ sản phẩm..
Điều kiện nên biết cho tất cả các ngành nghề kinh doanh thực phẩm khi chuẩn bị thành lập công ty (mua bán, sản xuất…)

Điều kiện về cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp, nơi bảo quản đủ tiêu chuẩn đối với từng loại thực phẩm.

Điều kiện về vận chuyển thực phẩm:

Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo.

Điều kiện về nguồn gốc xuất xứ thực phẩm phải rõ ràng, đầy đủ thông tin.

6 . Những lưu ý quan trọng để thành lập công ty thực phẩm

6.1. Điều kiện lưu hành hàng hoá trên thị trường

Nên có những giấy tờ sau:

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa;
Hồ sơ đăng ký số mã vạch;
Đăng ký kiểu dáng, sáng chế, bản quyền
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Và thời gian thành lập công ty thường mất 15 – 30 ngày làm việc để hoàn tất các thủ tục trên.

Mong rằng các thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình Thành lập Công ty mua bán thực phẩm. Nếu còn thắc mắc liên quan đến điều kiện mở công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ:
Số 1 – Ngõ 59 Huỳnh Thúc Kháng – Láng Hạ – Đống Đa- Hà Nội

Điện thoại:
0975354370

Email:
dichvuankhang24h@gmail.com

Website:

Trang chủ

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *