Tin TứcKỳ Án Kinh Tế

20 phút HIỂU HẾT về vụ án SCB – VẠN THỊNH PHÁT và TRƯƠNG MỸ LAN

Vụ án SCB – Vạn Thịnh Phát và những sai phạm liên quan đến Ngân hàng SCB đã trở thành một trong những bê bối tài chính chấn động nhất, gây ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Dưới sự điều hành của Trương Mỹ Lan, SCB bị biến thành công cụ thao túng tài chính, dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng, khiến hàng nghìn người hoang mang xếp hàng rút tiền trước hạn. Dù Ngân hàng Nhà nước đã vào cuộc trấn an, nhưng những câu hỏi về cách thức chiếm đoạt tài sản và lỗ hổng pháp lý trong vụ án này vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

Vậy SCB đã trở thành “hung khí” trong đại án tài chính bằng cách nào? Hãy cùng Luật An Khang tìm hiểu trong loạt phóng sự về những vụ án kinh tế gây chấn động quốc gia.

Tổng quan về Ngân hàng SCB

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB) là kết quả của sự hợp nhất tự nguyện giữa ba ngân hàng: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (STB), Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đệ Nhất (Ficombank) và Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). SCB chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2012, đánh dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng tại Việt Nam.

Tính đến ngày 30/9/2021, SCB đạt tổng tài sản 673.276 tỷ đồng và vốn điều lệ hơn 20.020 tỷ đồng. Tuy nhiên, các biến động lớn đã xảy ra vào năm 2021 khi SCB bị cuốn vào đại án liên quan đến Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan

Vụ án SCB – Vạn Thịnh Phát: Hé lộ chiêu thức lừa đảo hơn 415.000 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch, có trụ sở tại Quận 1, TP.HCM. Từ năm 2012 đến tháng 10/2022, VTP đã thành lập hơn 1.000 doanh nghiệp con trong và ngoài nước, tạo thành hệ sinh thái phức tạp. Bằng nhiều thủ đoạn tài chính, bà Lan và các cộng sự đã lợi dụng SCB để chiếm đoạt hơn 415.000 tỷ đồng.

Vụ án SCB - Vạn Thịnh Phát: Hé lộ chiêu thức lừa đảo hơn 415.000 tỷ đồng
Vụ án SCB – Vạn Thịnh Phát: Hé lộ chiêu thức lừa đảo hơn 415.000 tỷ đồng

Thủ đoạn tài chính trong vụ án SCB – Vạn Thịnh Phát

  • Thâu tóm SCB qua cá nhân, pháp nhân trung gian: Bà Lan sử dụng các cá nhân và pháp nhân trung gian để nắm giữ hơn 91,5% cổ phần SCB, giúp chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàng này.
  • Bố trí nhân sự chủ chốt trong SCB: Sau khi nắm quyền kiểm soát, bà Lan tuyển dụng người thân tín vào các vị trí quản lý chủ chốt trong SCB, với mức lương từ 200 – 500 triệu đồng/tháng.
  • Lập ba đơn vị cho vay và giải ngân theo yêu cầu: Bà Lan chỉ đạo thành lập ba đơn vị thuộc SCB, chủ yếu nhằm giải ngân theo mục đích chiếm đoạt tài sản.
  • Sử dụng các công ty ma rút tiền: Bà Lan và đồng bọn đã lập hàng trăm công ty ma để lập hồ sơ vả vay, rút tiền từ SCB.
  • Hợp tác với các doanh nghiệp thực tế để rút tiền: Nhiều doanh nghiệp như Rapy Food, Times Square, Tường Việt đã bị lợi dụng để tạo hồ sơ vả vay, chiếm đoạt tài sản từ SCB.
  • Lập hồ sơ vả vay không có giá trị: Hàng loạt hồ sơ vay vốn tại SCB được tạo lập giả, với sự tham gia của lãnh đạo ngân hàng và các công ty con của VTP.

Có thể bạn đang tìm hiểu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp từ A-Z

Thực hư việc giải ngân và hợp thức hóa hồ sơ

Hầu hết các khoản vay của bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại SCB đã được giải ngân trước khi hợp đồng tín dụng và hồ sơ thế chấp được hoàn thiện. Thực tế, bà Lan và đồng phạm đã rút tiền trước khi các thủ tục pháp lý hoàn tất.

Bà Lan và đồng phạm đã dùng nhiều tài sản chưa đủ điều kiện pháp lý, nâng giá khống để làm tài sản bảo đảm. Khi cần, nhóm này đã thực hiện hoán đổi tài sản giá trị cao ra khỏi SCB và thay thế bằng tài sản giá trị thấp hơn.

Thực hư việc giải ngân và hợp thức hóa hồ sơ
Thực hư việc giải ngân và hợp thức hóa hồ sơ

Bà Lan đã chỉ đạo thuộc cấp câu kết với 5 công ty thẩm định giá (Tầm Nhìn Mới, MHG, Thiên Phú, Esteam, DATC) để phát hành chứng thư nâng giá khống tài sản bảo đảm. Tổng có 378 chứng thư thẩm định giá bị thao túng trong 1.284 khoản vay.

Bà Lan đã dùng chiến lược chuyển nhượng cổ phần khống để sử dụng dòng tiền nhưng tránh sự kiểm tra từ cơ quan chức năng và tránh nghĩa vụ nộp thuế.

Trong quá trình thanh tra SCB giai đoạn 2015 – 2019, bà Lan đã hối lộ 17 cán bộ Ngân hàng Nhà nước để thao túng kết quả thanh tra, che giấu thực trạng nợ xấu và tình hình tài chính của SCB.

Xem thêm: NGUYÊN MẪU phim “Chạy Án”: BÍ MẬT chưa từng được HÉ LỘ và cuộc đời còn HƠN phim của Cha Con họ MAI

Vạch trần sai phạm trong quá trình thanh tra Ngân Hàng SCB

Trong quá trình thanh tra tại Ngân hàng SCB, nhiều cá nhân giữ các vị trí lãnh đạo trong đoàn thanh tra giám sát ngân hàng đã bị phát hiện có hành vi nhận hối lộ từ SCB để bừa che sai phạm. Những sai phạm này đã gây thiệt hại nghiêm trọng, khiến Ngân hàng Nhà nước không có đủ thông tin để chỉ đạo xử lý vi phạm tại SCB.

Kết quả điều tra chỉ ra rằng nhóm các lãnh đạo đoàn thanh tra đã nhận hối lộ từ SCB với số tiền lớn:

  • Ông Nguyễn Văn Hưng (Đoàn thanh tra Ngân hàng Nhà nước) nhận 390.000 USD.
  • Bà Đỗ Thị Nhàn nhận hối lộ tới 5,2 triệu USD.
  • Bà Trương Thị Phụng nhận 20.000 USD, 210 triệu đồng, một đồng hồ, một túi xách, một chiếc khăn.
  • Ông Đỗ Anh Tuấn (Tổ trưởng tổ thanh tra số 3) nhận 40.000 USD.
  • Ông Trần Văn Tuấn (Tổ trưởng tổ thanh tra số 4) nhận 6.000 USD, 40 triệu đồng.
  • Ông Lê Thanh Hà (Tổ trưởng tổ thanh tra số 5) nhận 14.000 USD, 100 triệu đồng.
  • Ông Trương Việt Hưng (Thành viên tổ thanh tra số 4) nhận 5.000 USD.
  • Nguyễn Duy Phương (Thành viên tổ B) nhận 5.000 USD, 20 triệu đồng.
  • Nguyễn Văn Th. (Thành viên tổ 1) nhận 21.000 USD, 60 triệu đồng.
  • Bảy thành viên còn lại, gồm các cán bộ Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, nhận từ 100 triệu đồng đến 9.000 USD.

Hậu quả của hành vi tham nhũng

Do bị bê che và không xử lý kịp thời, SCB đã gây thiệt hại nghiêm trọng:

Hậu quả của hành vi tham nhũng
Hậu quả của hành vi tham nhũng
  • 2012 – 2017: Trương Mỹ Lan vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, gây thiệt hại hơn 64.000 tỷ đồng.
  • 2018 – 2022: Chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng, gồm 129.000 tỷ đồng nợ gốctiền lãi.

Vào ngày 11/4, Tòa án Nhân dân TP.HCM tuyên án với Trương Mỹ Lan và các đồng phạm. Hội đồng xét xử kết luận bà Lan chính là người chi phối và điều hành SCB, biến ngân hàng thành công cụ huy động tài chính cho mục đích cá nhân, gây thiệt hại đặc biệt lớn.

Vụ án là hồi chuông cảnh báo về tình trạng tham nhũng trong thanh tra tài chính, đặt ra yêu cầu siết chặt giám sát và đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng.

Xem thêm: Hành trình tìm lại CÔNG LÝ của ĐẠI GIA TỶ ĐÔ Liên Khui Thìn: KẺ LỪA ĐẢO hay NẠN NHÂN của thời cuộc?

Vụ Án SCB: Bài học đắt giá về thao túng tài chính

Vụ án SCB liên quan đến Trương Mỹ Lan và hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát gây chấn động dư luậu định khi phát lộ những hành vi thao túng tài chính, rút ruột hàng trăm nghìn tỷ đồng. Hành vi này đã dẫn đến mức án tử hình dành cho bà Trương Mỹ Lan, cùng nhiều mức án nghiêm khắc cho các bị cáo liên quan.

Dù có những đóng góp trong lĩnh vực kinh doanh, nhưng những hành vi phạm pháp liên tục trong thời gian dài, tinh vi và được tổ chức chặt chẽ đã khiến Trương Mỹ Lan phải trả giá đắt. Tòa án đã tuyên mức án tử hình với bà Lan và yêu cầu bồi thường hơn 673.000 tỷ đồng.

Vụ án SCB không chỉ liên quan đến hàng trăm ngàn tỷ bị chiếm đoạt, mà còn bắt hàng loạt người liên quan vào vòng lao lý. Nhiều lãnh đạo của SCB như Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Trương Khánh Hoàng đều nhận án từ hàng chục năm, trong khi tài sản của bà Lan và các đối tác bị kê biên.

Vụ án này là hồi chuông cảnh tỉnh cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư về hậu quả nghiêm trọng của việc thao túng hệ thống tài chính. Vòng xoáy tham nhũng trong khu vực tư nhân đang được quản lý chặt chẽ hơn, góp phần đảm bảo tính minh bạch và an toàn cho hệ thống tài chính quốc gia.

Công chúng bày tỏ sự phẫn nộ, bất mãn với những hành vi chiếm đoạt tài sản của Trương Mỹ Lan và đồng phạm. Nhiều người cho rằng việc tuyên án tử hình là đúng đắn, làm gương cho những ai đang âm mưu lợi dụng hệ thống tài chính vì mục đích cá nhân.

Xem thêm: ÔNG TRÙM NGÂN HÀNG Hà Văn Thắm có thoát khỏi CUỘC THANH TRỪNG KINH TẾ chấn động của Việt Nam?

Kết Luận

Vụ án ngân hàng SCB không chỉ là một trong những đại án kinh tế lớn nhất Việt Nam mà còn là lời cảnh tỉnh cho hệ thống tài chính, doanh nghiệp và cả xã hội về hậu quả nghiêm trọng của hành vi tham nhũng, thao túng tổ chức tín dụng. Những bản án nghiêm khắc dành cho các bị cáo. Đặc biệt là mức án tử hình đối với Trương Mỹ Lan, đã thể hiện rõ quyết tâm của Nhà nước trong việc chống tham nhũng, bảo vệ sự minh bạch và công bằng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

Bài học rút ra từ vụ án này là sự cần thiết của việc tuân thủ pháp luật trong mọi hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp và cá nhân cần trang bị kiến thức pháp lý vững chắc để tránh rủi ro pháp lý không đáng có. Nếu bạn đang gặp khó khăn về các vấn đề pháp lý, cần tư vấn luật doanh nghiệp, ngân hàng hoặc các tranh chấp kinh tế, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật An Khang – Đơn vị tư vấn pháp lý uy tín, giúp bạn bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất.

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *