Tin TứcKỳ Án Kinh Tế

Shark Thủy – Từ “Cá Mập” Triệu Đô Đến Bê Bối Lừa Đảo Chấn Động

Shark Thủy – Từng là một trong những “cá mập” quyền lực nhất trên Shark Tank Việt Nam. Ông được biết đến với hình ảnh một doanh nhân thành đạt, sở hữu hệ sinh thái giáo dục Egroup và nhiều khoản đầu tư triệu đô vào các startup tiềm năng. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, sau ánh hào quang đó là một chuỗi sai lầm trong quản lý tài chính và chiến lược kinh doanh.Cùng Luật An Khang phân tích vụ án và bài học pháp lý từ sự kiện này!

Shark Thủy – Từ Cậu Bé Nghèo Đến Ông Trùm Kinh Doanh Giáo Dục

Shark Thủy là ai?

Shark Thủy, tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Thủy, sinh năm 1982 tại Ba Vì. Xuất thân trong một gia đình nông dân có 4 anh chị em, dù không có điều kiện vật chất đầy đủ, nhưng từ nhỏ ông đã bộc lộ tư chất thông minh, sáng dạ. Không nối nghiệp gia đình, Nguyễn Ngọc Thủy luôn tìm kiếm một hướng đi riêng cho mình.

Năm 17 tuổi, khi còn là học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Tây), ông đã bắt đầu nhen nhóm ý tưởng kinh doanh. Thủy hợp tác với một thầy giáo để mở trung tâm luyện thi đại học tại Hà Đông. Quyết định táo bạo này đã trở thành bước ngoặt lớn trong cuộc đời của ông.

Shark Thủy và hành trình sự nghiệp

Không ai có thể ngờ rằng, một quyết định hợp tác kinh doanh nhỏ bé ở tuổi 17 lại trở thành bàn đạp giúp Nguyễn Ngọc Thủy bước vào thương trường và sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng sau này.

Có thể bạn muốn biết : Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói 500.000vnđ

Hành trình bỏ học để lập nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình cấp 3, Shark Thủy đỗ vào Trường Đại học Mỏ – Địa chất. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông quyết định tạm dừng việc học để tập trung vào con đường kinh doanh.

Xuất phát từ một gia đình nông thôn nghèo, Nguyễn Ngọc Thủy hiểu rằng nếu mình tiếp tục đi học, các em sẽ phải hy sinh. Ông từng chia sẻ:
“Ngày ấy, với một gia đình ở nông thôn như nhà tôi, lại có tới 4 người con, thì bố mẹ chỉ có thể nuôi được một người học đại học. Nếu tôi đi học, các em tôi sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, tôi quyết định dừng lại vài năm, khi công việc kinh doanh ổn định, tôi sẽ quay lại học tiếp.”

Tuy nhiên, công việc kinh doanh cuốn ông đi, hết cơ hội này đến cơ hội khác, khiến Nguyễn Ngọc Thủy không còn thời gian để quay lại giảng đường.

Xây dựng đế chế giáo dục

Dù không có bằng đại học, nhưng sau 8 năm khởi nghiệp, từ một cậu bé 18 tuổi bỏ học, Nguyễn Ngọc Thủy đã xây dựng được đế chế riêng trong lĩnh vực giáo dục.

Vậy, một người không có bằng cấp đã làm thế nào để tạo dựng ngơi hàng nghìn tỷ? Câu chuyện về hành trình của Shark Thủy chính là minh chứng cho tinh thần dám nghĩ, dám làm, vượt qua mọi giới hạn để thành công.

Shark Thủy xây dựng một đế chế giáo dục

Hành Trình Xây Dựng Khối Tài Sản “KHỦNG” Của Shark Thủy

Những thất bại đầu tiên trên con đường khởi nghiệp

Trước khi sở hữu cơ ngơi hàng nghìn tỷ đồng trong lĩnh vực giáo dục, Shark Nguyễn Ngọc Thủy đã từng trải qua không ít thất bại. Ông từng đầu tư vào các lĩnh vực như cung cấp người giúp việc, buôn bán thiết bị máy vi tính, nhưng đều không đạt được thành công.

Không có nền tảng đào tạo bài bản, Shark Thủy buộc phải tích lũy kinh nghiệm từ những thất bại. Tuy nhiên, điều đó không làm ông từ bỏ. Nhờ những lần vấp ngã, vị doanh nhân trẻ đã tìm ra hướng đi mới cho mình: giáo dục.

Bước ngoặt lớn với Egroup

  • Năm 2008, Nguyễn Ngọc Thủy thành lập Công ty Egame, tiền thân của Tập đoàn Egroup, chuyên cung cấp các trò chơi giải trí học đường.
  • Năm 2009, Egame cho ra mắt trò chơi giáo dục 3D trực tuyến đầu tiên tại Việt NamChinh Phục Vũ Môn, thu hút 1 triệu học sinh sử dụng.
  • Egame cũng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đoàn Thanh niên tổ chức các cuộc thi với quy mô 200.000 – 800.000 thí sinh tham gia.
  • Năm 2016, Egame đổi tên thành Tập đoàn Giáo dục Egroup, mở rộng sang lĩnh vực giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông.
  • Đến nay, Egroup đã phát triển thành hệ sinh thái 27 công ty thành viên, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, ẩm thực hữu cơ, chăm sóc sức khỏe.
Bước ngoặt lớn với Egroup

Apax English – Thành công bùng nổ

  • Năm 2015, Shark Thủy hợp tác với Chungdahm Learning (Hàn Quốc) để phát triển chuỗi trung tâm tiếng Anh Apax English.
  • Năm 2016, Apax English đạt 25 trung tâm, doanh thu 200 tỷ đồng.
  • Năm 2017, mở rộng lên 55 trung tâm, thu hút 40.000 học viên.
  • Năm 2018, Apax mở rộng vào thị trường miền Nam với thương hiệu Apax Leaders, tập trung vào kỹ năng lãnh đạo (leadership skills) và STEAM.
  • Giai đoạn 2020 – 2021, Apax có hơn 120 cơ sở tại 32 tỉnh thành, với 120.000 học viên, vượt xa nhiều đối thủ lớn như Apollo (50 trung tâm), ILA (44 trung tâm) và VUS (41 trung tâm).

Xem thêm : 6 Bước Chi Tiết Hướng Dẫn Nộp Hồ Sơ Đăng Ký Nhãn Hiệu Online

Những thành tựu và giải thưởng danh giá

  • Năm 2017, Nguyễn Ngọc Thủy được trao tặng Giải thưởng Doanh nhân Châu Á.
  • Năm 2018, hợp tác với đối tác Hàn Quốc đưa mô hình CMS Edu về Việt Nam.
  • Thành lập trường mầm non song ngữ STEAMe GARTEN và hợp tác với Firbank Grammar School (Úc) để xây dựng trường liên cấp.
  • 2018 – 2019, Shark Thủy tham gia Shark Tank Việt Nam, khi đang giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Tập đoàn Egroup.
  • Ông là Shark có số thương vụ đầu tư cao nhất, với 8/9 startup nhận vốn đầu tư lên tới 74 tỷ đồng.
  • Tuy nhiên, phần lớn các startup mà Shark Thủy đầu tư đều thất bại.

Những thương vụ “KHÔNG MÁT TAY” của Shark Thủy

We Escape – Giấc mơ trò chơi nhập vai thực tế 5D tan vỡ

Một trong những thương vụ đầu tư đáng chú ý nhất của Shark Thủy là We Escape – startup chuyên về trò chơi nhập vai thực tế 5D do Vương Chí Nhân và cộng sự sáng lập năm 2015.

  • Năm 2018, tại Shark Tank mùa 2, Shark Thủy cam kết đầu tư 5 tỷ đồng cho 36% cổ phần nhưng sau đó đã rót tới 30 tỷ đồng vào startup này.
  • We Escape từng là dự án giải trí đầy hứa hẹn trong hệ thống Egroup.
  • Tuy nhiên, sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, đầu năm 2022, startup này chính thức đóng cửa.
  • Tháng 3/2023, fanpage của We Escape công bố trở lại với tên mới Genesis Escape, nhưng đến nay vẫn không đạt được thành công đáng kể.
We Escape – Giấc mơ trò chơi nhập vai thực tế 5D tan vỡ

Soya Garden – Chuỗi cửa hàng đậu nành hữu cơ rơi vào bế tắc

Soya Garden – chuỗi cửa hàng đậu nành hữu cơ do Hoàng Thu Thủy và Hoàng Anh Tuấn sáng lập cũng là một thương vụ đáng tiếc của Shark Thủy.

  • Shark Thủy cam kết đầu tư 15 tỷ đồng đổi lấy 45% cổ phần, với lộ trình hoàn vốn trong 3 năm.
  • Sau khi nhận đầu tư, Soya Garden mở rộng mạnh mẽ, tăng vốn điều lệ từ 30 triệu đồng lên 100 tỷ đồng chỉ sau 1 năm.
  • Thời kỳ hoàng kim, chuỗi này có 50 cửa hàng trên toàn quốc.
  • Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, Soya Garden chỉ còn duy trì 1 cửa hàng duy nhất tại Hà Nội.
  • Tháng 3/2024, cửa hàng cuối cùng của Soya Garden chính thức đóng cửa, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của thương hiệu này.
Soya Garden – Chuỗi cửa hàng đậu nành hữu cơ rơi vào bế tắc

Luxstay – Startup gọi vốn “khủng” nhưng nhanh chóng thất bại

Luxstay – nền tảng đặt phòng homestay từng được kỳ vọng là “Airbnb của Việt Nam”, nhưng kết cục cũng không mấy sáng sủa.

  • Luxstay là thương vụ đầu tư chung của Shark Thủy, Shark Việt và Shark Hưng.
  • Shark Thủy đầu tư 2 triệu USD, tương ứng 5,17% cổ phần.
  • Luxstay từng hợp tác với ca sĩ Sơn Tùng M-TP, tạo hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ.
  • Đây là startup huy động vốn lớn nhất trên Shark Tank, với tổng số vốn 6 triệu USD.
  • Tháng 6/2022, website và ứng dụng Luxstay bất ngờ dừng hoạt động, khiến nhiều khách hàng hoang mang.
  • Hiện tại, trang web Luxstay.com đã hoạt động trở lại, nhưng chỉ liên kết với các đối tác như Agoda, Trip, thay vì cung cấp dịch vụ đặt homestay trực tiếp như trước.
Luxstay – Startup gọi vốn “khủng” nhưng nhanh chóng thất bại

Xem thêm: Liên Khui Thìn: KẺ LỪA ĐẢO hay NẠN NHÂN của thời cuộc?

Ngành giáo dục từng là “con gà đẻ trứng vàng” của Shark Thủy, giúp ông chạm đến đỉnh cao danh vọng. Tuy nhiên, với tham vọng lớn, Shark Thủy không dừng lại ở đó.

Năm 2020, ông quyết định lấn sân sang bất động sản, một bước đi khiến nhiều người bất ngờ. Egroup gọi đây là mô hình “bất động sản giáo dục”, kết hợp giữa phát triển cơ sở giáo dục và hưởng lợi từ sự tăng giá của bất động sản.

Slogan “McDonald’s không chỉ bán hamburger và Shark Thủy không chỉ có các sản phẩm giáo dục” được lan truyền rộng rãi, thể hiện tham vọng lớn của ông. Tuy nhiên, thay vì giúp Shark Thủy tiến vào hàng ngũ tỷ phú, quyết định này lại là ngõ cụt, khiến đế chế Egroup dần lụi tàn.

Chiêu Bài Huy Động Vốn Và Cái Bẫy Ngọt Ngào

Nhờ danh tiếng của “cá mập triệu đô”, Shark Thủy thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Hai đơn vị EgameEcapital đứng ra huy động vốn cho Egroup, với mức lãi suất cao gấp nhiều lần tiền gửi ngân hàng.

Egame trở thành công cụ để Shark Thủy và đồng phạm thực hiện hành vi huy động vốn trái phép. Để đạt mục đích, ông ta phát hành cổ phần Egame mà không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Đồng thời, ông sử dụng các thông tin sai lệch, thổi phồng năng lực tài chính của Egame nhằm đánh vào lòng tham của các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.

Hành Vi Gian Lận Và Thủ Đoạn Tinh Vi

Egroup Sụp Đổ – Khi Bong Bóng Tài Chính Vỡ Tan

Cuối năm 2019 – đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 ập đến, gây biến cố lớn cho Egroup.

  •  Việc mở rộng quá nhanh
  • Đầu tư bất động sản không hiệu quả
  •  Dịch bệnh khiến hệ thống giáo dục đóng cửa

Tất cả khiến dòng tiền của Egroup bị đứt gãy. Lúc này, Egroup bắt đầu chậm trả lãi, thậm chí đơn phương chấm dứt thanh toán, khiến nhiều nhà đầu tư mắc kẹt trong vòng xoáy nợ nần.

Không thể trả nợ đúng hạn, Egroup xin khất thêm 3-5 năm. Với những nhà đầu tư không thể chờ đợi, Egroup đề nghị cấn trừ bằng bất động sản, gói đầu tư nhượng quyền trung tâm tiếng Anh và thiết bị gia dụng. Tuy nhiên, bê bối tài chính của Shark Thủy bùng nổ khi Apax English – “con gà đẻ trứng vàng” của ông – cũng gặp vấn đề nghiêm trọng. Hệ thống Apax English chậm trả học phí, nợ lương giáo viên, nhân viên, nợ tiền thuê mặt bằng. Từ cuối năm 2019, chuỗi trung tâm này bị nhiều phụ huynh khiếu nại, đòi hoàn trả học phí. Đến cuối năm 2023, Apax English chính thức thông báo mất khả năng thanh toán, đẩy hàng loạt nhà đầu tư và khách hàng vào tình cảnh khó khăn.

Ngành giáo dục từng là “con gà đẻ trứng vàng” của Shark Thủy

Shark Thủy Từ Doanh Nhân Nghìn Tỷ Đến Cái Kết Phá Sản, Vỡ Nợ

Các khoản nợ của Shark Thủy ngày càng tăng cao, số người tố cáo ông lừa đảo lên đến hàng nghìn. Từ một doanh nhân sở hữu khối tài sản nghìn tỷ, Shark Thủy rơi vào vòng xoáy phá sản, mất kiểm soát tài chính. Dù đã cố gắng tái cấu trúc, sử dụng tài sản cá nhân để gán nợ, nhưng ông vẫn

Shark Thủy Bị Khởi Tố Và Tạm Giam Vì Tội Lừa Đảo

 không thể thoát khỏi cái danh “chúa chổm”. Cổ phiếu Apax cắm đầu giảm mạnh, bị hủy niêm yết trên sàn HOSE do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.

Tháng 8/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bất ngờ khởi tố và bắt tạm giam Shark Thủy cùng Đặng Văn Hiển, Trưởng Ban Quan hệ cổ đông Công ty Cổ phần Đầu tư và Phân phối Egame, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngày 26/3/2024, Shark Thủy chính thức bị bắt giữ và điều tra. Kết quả điều tra xác định, từ năm 2015 đến 2023, ông Thủy và đồng phạm đã dùng pháp nhân Công ty Egame thực hiện hành vi gian dối trong việc sử dụng cổ phần Tập đoàn Egroup không có thật để huy động vốn bằng các hình thức giao dịch như bán cổ phần nhận thanh toán tiền mặt, chuyển khoản; bán cổ phần thanh toán bằng bất động sản; vay mượn tiền nhà đầu tư đảm bảo bằng sở hữu cổ phần.

Hệ Lụy Nghiêm Trọng Và Bài Học Đắt Giá Cho Nhà Đầu Tư

Điểm chung của các nạn nhân là họ tin vào danh tiếng và uy tín của “Shark Thủy“, bị thu hút bởi viễn cảnh lợi nhuận cao mà ông vẽ ra. Nhiều người không ngần ngại dốc hết tiền tiết kiệm, thậm chí vay mượn để đầu tư vào Egame với hy vọng đổi đời. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán và đầu tư, họ đã không lường trước được rủi ro, đặc biệt khi Shark Thủy cố tình che giấu thông tin và đưa ra những cam kết không có thật.

Shark Thủy Từ Doanh Nhân Nghìn Tỷ Đến Cái Kết Phá Sản, Vỡ Nợ

Hệ quả là hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người đã trở thành nạn nhân của Shark Thủy, với thiệt hại từ vài trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng. Tổng thiệt hại ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng. Không chỉ mất tiền, nhiều người còn rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, cuộc sống gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh các nhà đầu tư cá nhân, nhiều giáo viên, nhân viên Apax English bị nợ lương, bảo hiểm, và các phụ huynh học sinh mất tiền học phí khi trung tâm này ngừng hoạt động.

Vụ án Shark Thủy là hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những người thiếu kinh nghiệm. Việc tìm hiểu kỹ thông tin, đánh giá rủi ro và lựa chọn kênh đầu tư an toàn, minh bạch là vô cùng quan trọng. Đồng thời, vụ việc cũng cho thấy sự cần thiết của việc tăng cường giám sát, quản lý thị trường tài chính để ngăn chặn các hành vi lừa đảo, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Kết luận 

Vụ án của Shark Thủy là một minh chứng rõ nét cho những rủi ro tiềm ẩn trong đầu tư tài chính khi thiếu hiểu biết và không có sự kiểm chứng pháp lý chặt chẽ. Danh tiếng và những lời hứa hẹn lợi nhuận cao không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự an toàn. Nhà đầu tư cần tỉnh táo, tìm hiểu kỹ thông tin, tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định xuống tiền.

Để tránh những rủi ro tương tự, việc có một đội ngũ chuyên gia pháp lý và tài chính đồng hành là vô cùng quan trọng. Luật & Kế toán An Khang cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, kế toán giúp bạn bảo vệ quyền lợi tài chính, kiểm soát rủi ro đầu tưtuân thủ các quy định pháp luật một cách chặt chẽ.

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *