Pháp Luật Doanh Nghiệp

Đảng Viên Thành Lập Doanh Nghiệp: Quy Định Pháp Lý Và Lưu Ý

Đảng viên thành lập doanh nghiệp có được hay không? Có hạn chế gì trong việc lựa chọn loại hình, điều hành doanh nghiệp đối với Đảng viên? Bài viết này Luật An Khang hướng dẫn bạn đọc chi tiết, quy định pháp lý rõ ràng, giải đáp mọi thắc mắc về quyền thành lập doanh nghiệp của Đảng viên.

Quy định về quyền của Đảng viên thành lập doanh nghiệp 

Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 quy định cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

 Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

  1. b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chứcLuật Viên chức;
  2. c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  3. d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác…”

Như vậy, Đảng viên được phép thành lập doanh nghiệp: Đảng viên không phải cán bộ, công chức, viên chức được thành lập và quản lý doanh nghiệp, kinh doanh ngành nghề không bị cấm, không ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức.

Đảng viên không được phép thành lập doanh nghiệp: Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp, nhưng có quyền góp vốn, mua cổ phần.

Xem thêm: 6 điều kiện thành lập công ty nhất định phải BIẾT!

Quy định về hoạt động kinh doanh của Đảng viên

Quy trình thành lập doanh nghiệp đối với Đảng viên

Quy trình thành lập doanh nghiệp đối với Đảng viên về cơ bản giống quy trình thành lập doanh nghiệp thông thường. Cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, Đảng viên đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp.

Bước 2: Nộp hồ sơ Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.

Bạn có thể xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì? Hướng dẫn chi tiết từ A-Z

Quy trình thành lập doanh nghiệp
Quy trình thành lập doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh của Đảng viên

Đảng viên có trách nhiệm:

– Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải trực tiếp tham gia lao động (lao động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh; lao động kỹ thuật hoặc lao động chân tay);

– Công chức không thể đồng thời làm giám đốc, người quản lý doanh nghiệp. Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu cực, phòng tránh tham ô, tham nhũng.

– Về trách nhiệm của Đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân:

Điều 2 Quyết định 15/QĐ-TW năm 2006 quy định như sau:

Đối với người lao động trong doanh nghiệp:

  • Trả lương, phân phối lợi nhuận theo đúng quy định của pháp luật.
  • Thực hiện đúng hợp đồng lao động, thỏa ước lao động đã ký kết; đảm bảo đầy đủ quyền, lợi ích của người lao động; đối xử thân ái, tôn trọng người lao động.
  • Ưu tiên cho người lao động trong doanh nghiệp được mua cổ phần khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa.

Đối với Nhà nước và xã hội:

  • Tự giác chấp hành nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính khác, chế độ kế toán, thống kê và các chế độ, chính sách khác của Nhà nước; gương mẫu thực hiện chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp.
  • Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa.

Đối với tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp:

  • Chủ động, tích cực thực hiện công tác phát triển đảng viên và thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên và tổ chức đảng hoạt động.
  • Phối hợp xây dựng quy chế hoạt động; đề ra chủ trương, biện pháp xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; 
  • Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể chính trị – xã hội trong doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật và điều lệ.

Lưu ý khi Đảng viên thành lập doanh nghiệp

Theo Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng thì công chức và người thân của người đứng đầu, cấp phó các cơ quan, tổ chức không được giữ chức vụ quản lý về nhân sự, kế toán, thủ quỹ, thủ kho; không được giao dịch, mua bán, ký kết hợp đồng với cơ quan, tổ chức của những người này; và không được kinh doanh trong lĩnh vực do những người này quản lý.

Luật Doanh nghiệp 2020Quyết định 15/QĐ-TW năm 2006 quy định chi tiết về quyền và trách nhiệm của Đảng viên khi thành lập và điều hành doanh nghiệp.

Kết luận

Các thông tin trên đây là câu trả lời mà Luật An Khang muốn gửi tới bạn nhằm giải đáp thắc mắc Đảng viên có thể thành lập doanh nghiệp được hay không. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn kiến thức và thông tin hữu ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay mong muốn được hỗ trợ nào, đừng ngần ngại liên hệ ngay với hotline của chúng tôi!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *