Pháp Luật Doanh Nghiệp

Phân biệt giải thể và phá sản: Lựa chọn nào phù hợp khi kết thúc hoạt động kinh doanh?

Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa 2 khái niệm phá sản và giải thể doanh nghiệp, tuy nhiên 2 hình thức này không giống nhau. Luật An Khang sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các điểm giống và khác nhau giữa phá sản và giải thể doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.

Hình thức giải thể và phá sản?
Hình thức giải thể và phá sản?

Khái niệm giải thể và phá sản doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Khi đó, doanh nghiệp và hợp tác xã mất khả năng thanh toán, không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. (Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014)

Giải thể doanh nghiệp là một cách thức chấm dứt sự hoạt động và tồn tại của một doanh nghiệp hay một pháp nhân khi đáp ứng các điều kiện giải thể và trình tự thủ tục do pháp luật quy định.

So sánh giải thể và phá sản doanh nghiệp

So sánh phá sản và giải thể trong doanh nghiệp
So sánh phá sản và giải thể trong doanh nghiệp
Tiêu chí Giải thể Phá sản 
Giống nhau 
  • Đều dẫn đến sự chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.
  • Đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản như trả nợ lương, nợ thuế…
Khác nhau Khái niệm Chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp/của cơ quan có thẩm quyền Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản
Bản chất Là một thủ tục hành chính Là một thủ tục đòi nợ đặc biệt
Điều kiện Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài.
Đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện:
Mất khả năng thanh toán;
Bị Toà án nhân dân tuyên bố phá sản.
Lý do
  • Giải thể tự nguyện

Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân;…

  • Giải thể bắt buộc

Công ty không có đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.

Thủ tục phá sản sẽ phức tạp và khó thực hiện hơn so với giải thể, khi giải thể doanh nghiệp ở thế chủ động hơn và thủ tục đơn giản hơn. Thêm vào đó, chỉ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mới được phá sản và đây cũng là thủ tục đòi nợ đặc biệt mà chủ nợ, người lao động có thể tiến hành. 

Ví dụ minh họa giải thể và phá sản doanh nghiệp

Một số ví dụ minh họa
Một số ví dụ minh họa

Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể:
Công ty TNHH SAJI là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh thời trang. Do không cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường, công ty SAJI quyết định giải thể để chấm dứt hoạt động kinh doanh. Công ty SAJI đã thanh toán hết nợ cho các chủ nợ và phân chia tài sản còn lại cho các thành viên. Công ty SAJI đã hoàn thành thủ tục giải thể và nhận được thông báo giải thể doanh nghiệp từ cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản:
Công ty CP JULY là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh thiết bị ô tô. Do gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn từ các khách hàng, công ty JULY không có khả năng thanh toán các khoản nợ đã đến hạn. Một số chủ nợ của công ty JULY đã khởi kiện phá sản tại tòa án nhân dân có thẩm quyền. Tòa án đã xét xử phá sản và ra quyết định thanh lý tài sản của công ty JULY để trả nợ cho các chủ nợ. Sau khi thanh lý xong, tòa án đã ra quyết định kết thúc phá sản cho công ty JULY.

KẾT LUẬN

Trên đây là nội dung về hình thức giải thể và phá sản trong doanh nghiệp. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc hay có câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ Luật An Khang hoặc qua Hotline để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời. 

 

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *