Bảo Hộ Nhãn Hiệu

Quy Định Về Đăng Ký Nhãn Hiệu Nước Ngoài Tại Việt Nam 2024

Doanh nghiệp Việt Nam có được đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam hay không? Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Cần chuẩn bị gì khi muốn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài? Bài viết này sẽ cung cấp tất cả thông tin cần thiết giúp bạn giải đáp vấn đề này! Hãy cùng Luật An Khang tìm hiểu để biết thêm câu trả lời nhé!

>> Xem thêm:Dịch vụ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Luật An Khang

Có được đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam không?

Trong quá trình kinh doanh, nhiều doanh nghiệp sẽ phát sinh nhu cầu hợp tác cùng các thương hiệu nước ngoài. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ cần thực hiện đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam. Vậy liệu doanh nghiệp có được thực hiện đăng ký nhãn hiệu nước ngoài hay không? Câu trả lời là CÓ!

Việc đăng ký xin bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam là một việc làm được pháp luật cho phép và bảo hộ. Thực chất, công việc này còn có tên gọi là Đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Nó nghĩa là hành động một chủ thể nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu ngoài lãnh thổ nhằm mục đích bảo vệ và tránh việc bị sao chép, làm giả, gây mất uy tín thương hiệu cũng như hình ảnh thương hiệu.

Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể xin Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam nếu doanh nghiệp có thể cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết và mô tả rõ ràng về nhãn hiệu. Tuy nhiên, giấy phép bảo hộ này sẽ chỉ được áp dụng ở Việt Nam.

Ta có thể thấy rằng, việc đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, do có yếu tố nước ngoài nên thủ tục đăng ký nhãn hiệu cũng phức tạp và cần chú ý hơn. Để đảm bảo doanh nghiệp có thể được cấp bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài thì cần tuân thủ đúng theo các quy định pháp luật liên quan.

Nội dung dưới đây Luật An Khang đã tổng hợp tất cả các thông tin cần thiết giúp bạn hiểu hơn và có thể thực hiện đăng ký nhãn hiệu nước ngoài. 

>> Xem thêm: 4 Chú Ý Phải Biết Khi Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Luật Mới 2024

Các hình thức đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay, pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có quy định về các hình thức đăng ký nhãn hiệu nước ngoài. Cụ thể, đối với các nhãn hiệu nước ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam thì doanh nghiệp có thể thực hiện đăng ký theo 3 hình thức sau:

  • Nộp đơn trực tiếp tại nước muốn đăng ký nhãn hiệu: Chủ đơn có thể chọn đăng kỹ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam theo cách trực tiếp liên hệ với cơ quan chịu trách nhiệm tại Việt Nam. Hiện nay cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ. Đối với cách này, doanh nghiệp sẽ thực hiện chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đăng ký theo quy định của thông thường.
  • Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid: Việt Nam là thành viên của Thỏa ước Madrid (do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO quản trị) cùng với 56 quốc gia thành viên khác. Như vậy, chủ đơn có thể trực tiếp đăng ký thông qua Hệ thống Madrid. Hình thức đăng ký này sẽ giảm bớt được các thủ tục rườm rà và tiết kiệm được nhiều thời gian. 
  • Đăng ký nhãn hiệu Việt Nam ra nước ngoài theo vùng lãnh thổ: Chủ đơn cũng có thể chọn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và mở rộng bảo hộ sang các quốc gia cụ thể hoặc theo vùng lãnh thổ thông qua các hiệp định quốc tế hoặc các thỏa thuận đối tác.
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (tiếng Anh: World Intellectual Property Organization – WIPO; tiếng Pháp: Organisation mondiale de la propriété intellectuelle) là một trong những cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam gồm những gì?

Các nội dung liên quan tới chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam thì doanh nghiệp có thể tra cứu theo các quy định cụ thể. Hiện nay, văn bản pháp luật quy định các nội dung liên quan đến vấn đề này là Mục 5 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, đã được sửa đổi bởi Thông tư 18/2011/BKHCN-SHTT.

>> Xem thêm: 9 Tài Liệu Cần Có Khi Làm Hồ Sơ Đăng Ký Nhãn Hiệu Tập Thể

Cụ thể một bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu từ nước ngoài tại Việt Nam sẽ gồm các tài liệu sau:

  • 02 tờ khai đăng ký theo Mẫu số 04-NH, kèm theo Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.
  • 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau (trừ mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai), đáp ứng các yêu cầu sau:
  • Trình bày rõ ràng với kích thước mỗi thành phần trong nhãn hiệu dao động từ 8mm đến 80mm.
  • Tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai.
  • Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều, mẫu cần kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mô tả dạng hình chiếu.
  • Đối với nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ màu sắc, mẫu phải trình bày đúng màu sắc yêu cầu hoặc dưới dạng đen trắng nếu không.
  • Giấy uỷ quyền nếu đơn nộp thông qua đại diện.
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu tổ chức hoặc cá nhân được ủy quyền từ người khác.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
  • Bản sao chứng từ nộp phí và lệ phí, có thể được thực hiện qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Với các doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam sẽ cần tuân thủ theo thủ tục sau:

  • Bước 1: Cá nhân hoặc doanh nghiệp đăng ký thực hiện chuẩn bị và nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền
  • Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức đơn. Thời hạn thẩm định là 01 tháng kể từ ngày nộp. Đối với trường hợp yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo, thời hạn có thể kéo dài thêm 10 ngày.
  • Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố hợp lệ trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ. Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn đăng ký nhãn hiệu. 
  • Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn. Thời hạn thẩm định là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Đối với trường hợp nội dung đơn chưa đạt yêu cầu, thời hạn có thể kéo dài thêm không quá 03 tháng.
  • Bước 5: Ra quyết định từ chối hoặc chấp nhận cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam. Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 15 ngày, tính từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.
  • Bước 6: Cục Sở hữu trí tuệ công bố quyết định bằng cách thực hiện đăng bạ và công bố quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Công bố quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn là 60 ngày, tính từ ngày ra quyết định.
Mẫu thông báo từ chối bảo hộ nhãn hiệu

Với các nội dung mà Luật An Khang trình bày trên đây, chắc hẳn đã giúp bạn có thêm kiến thức và hiểu thêm về việc đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam. Đừng ngại liên lạc với chúng tôi nếu bạn đang cần tư vấn chi tiết hơn.

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *