Cá Nhân Có Được Đăng Ký Nhãn Hiệu Không – Giải Đáp Luật 2024
Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu không? Đây là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi đến với Luật An Khang. Cụ thể theo quy định năm 2024 về quyền đăng ký nhãn hiệu thì cá nhân hoàn toàn có thể đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu. Để biết chi tiết hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây với nội dung về quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của cá nhân.
>> Xem thêm: Chi tiết Dịch vụ Đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tại Luật An Khang
Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu không?
Đăng ký nhãn hiệu là một việc vô cùng quan trọng mà bất cứ thương hiệu nào cũng phải thực hiện để có thể bảo vệ hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của mình trước tình trạng bị sao chép, bắt chước gây nhầm lẫn cho khách hàng. Đối với câu hỏi cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu không thì Luật An Khang xin trả lời là:
Hiện nay các quy định pháp luật về quyền đăng ký nhãn hiệu đều không quy định cụ thể về đối tượng nộp đơn phải là tổ chức hay cá nhân. Vậy nên các cá nhân hoàn toàn có thể nộp đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa với tư cách cá nhân.
Căn cứ pháp lý để đưa ra quyết định trên là dựa vào các nội dung trong điều luật sau:
- Điều 87, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009 và 2019
Từ nội dung điều luật trên, ta có thể rút ra được 2 ý chính là:
- Tổ chức, cá nhân có quyền thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sử dụng cho hàng hóa, sản phẩm do mình sáng tạo, sản xuất hoặc các dịch vụ độc quyền do chính mình cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân có tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó
Vậy nên, cá nhân có thể tự đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, hàng hóa mình sản xuất, dịch vụ mình cung cấp nếu đạt điều kiện theo quy định pháp luật. Ta có thể thấy, pháp luật Việt Nam đang rất ủng hộ và có các điều khoản hỗ trợ việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
Quyền đăng ký nhãn hiệu theo luật 2024
Trên đây, luật sư tại Luật An Khang đã giải đáp thắc mắc về vấn đề cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu không. Qua đây bạn đã có câu trả lời chính xác là cá nhân và tổ chức đều có quyền đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu ngang nhau. Để hiểu hơn về quyền đăng ký nhãn hiệu này, hãy cùng Luật An Khang theo dõi quy định pháp luật về quyền đăng ký nhãn hiệu tại Luật sở hữu trí tuệ.
>> Xem thêm: Nên đăng ký nhãn hiệu tên bằng tên công ty hay cá nhân 2024?
Chi tiết được thể hiện cụ thể tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009:
“Quyền đăng ký nhãn hiệu
-
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
-
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
-
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
-
Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
-
Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
-
Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
-
Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”
Hướng dẫn bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cá nhân
Luật An Khang đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu không. Để giúp bạn hiểu thêm về các quy định của đăng ký nhãn hiệu theo tư cách cá nhân, chúng tôi đã tổng hợp Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu mà cá nhân cần chuẩn bị:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;
- Mẫu nhãn hiệu kèm theo danh sách hàng hóa, dịch vụ gắn nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền trong trường hợp sử dụng dịch vụ;
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn;
- Tài liệu khác (áp dụng trong từng trường hợp cụ thể).
Để được tư vấn thêm thông tin về hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cá nhân, bạn có thể liên lạc trực tiếp qua số Hotline trên website hoặc gửi tin nhắn qua mail để được tư vấn ngay lập tức. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm được nội dung về vấn đề cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu không.