Bảo Hộ Nhãn Hiệu

Phân biệt Đăng Ký Bản Quyền Logo, Đăng Ký Nhãn Hiệu năm 2024

Đăng ký bản quyền logo, đăng ký nhãn hiệu thực chất là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trong quy định về bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, cơ quan chức năng có phân biệt rõ ràng về bảo hộ bản quyền logo và bảo hộ bản quyền nhãn hiệu. Vậy sự khác nhau giữa 2 yếu tố này là gì? Câu trả lời sẽ được Luật An Khang trình bày chi tiết ngay tại bài viết dưới đây.

Chú ý phân biệt giữa Đăng ký bản quyền logo, đăng ký nhãn hiệu

 

So sánh đăng ký bản quyền logo, đăng ký nhãn hiệu

Trong quá trình tư vấn và làm việc với các doanh nghiệp về vấn đề liên quan tới bảo hộ thương hiệu, Luật An Khang nhận ra rất nhiều chủ doanh nghiệp đang bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm đăng ký bản quyền logo, đăng ký nhãn hiệu. Dưới đây, Luật An Khang sẽ giúp bạn phân biệt 2 khái niệm này:

Đặc điểm Đăng ký bản quyền logo Đăng ký nhãn hiệu
Khái niệm Đăng ký bảo hộ quyền tác giả logo là việc cá nhân/tổ chức nộp đơn đăng ký bản quyền lên cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ để bảo hộ độc quyền logo về cả hình thức và nội dung (chữ, hình ảnh, màu sắc…). Nhãn hiệu là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Đăng ký nhãn hiệu nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh, tránh nhầm lẫn giữa hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự mà thương nhân này cung cấp.

Mục đích bảo hộ Nhằm giúp tác giả logo bảo vệ quyền sử dụng logo để đảm bảo tính sáng tạo, nguyên gốc và không sao chép trong tất cả các lĩnh vực.

Đăng ký bản quyền logo, đăng ký nhãn hiệu đều có chung mục đích để bảo hộ khỏi việc bị sao chép, làm nhái.

Mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu là để bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động thương mại và tránh nhầm lẫn giữa các loại hàng hóa, dịch vụ giống nhau hoặc tương tự do các thương nhân này cung cấp.

Do vậy cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu cũng cần chú ý nhiều.

Phạm vi bảo hộ Bảo vệ bản quyền lgo có phạm vị bảo hộ không mạnh bằng bảo vệ độc quyền nhãn hiệu vì chỉ khi ai đó sử dụng biểu tượng giống nhau hoặc trùng lặp thì người đó mới có thể vi phạm bản quyền. Bảo hộ tương đối mạnh, bất kỳ ai khác sử dụng logo có dấu hiệu tương đồng trong phạm vi lĩnh vực, ngành nghề mà logo này được đăng ký bảo hộ thì hành vi đó bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. 
Điều kiện bảo hộ Phải có tính sáng tạo, độc lập. Không được sao chép hoặc trùng lặp với các mẫu thiết kế logo đã xuất hiện trước đó.

Không cần gắn liền với sản phẩm hoặc hàng hóa nhất định.

Mẫu nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu khác trong cùng lĩnh vực, ngành nghề trên thị trường. 

Nhãn hiệu phải gắn với một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cụ thể

Thủ tục bảo hộ Không cần tiến hành đăng ký nếu chủ thể đáp ứng được đầy đủ các yếu tố liên quan đến điều kiện bảo hộ.

Cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu so với đăng ký logo sẽ có sự khác nhau.

Cá nhân hoặc doanh nghiệp bắt buộc phải nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu và được cơ quan chức năng có thẩm quyền xét duyệt.

Yếu tố phân biệt của việc đăng ký bản quyền logo, đăng ký nhãn hiệu chính là ở thủ tục.

Khi nào nên đăng ký bản quyền logo, đăng ký nhãn hiệu?

Phần đầu của bài viết, Luật An Khang đã giúp bạn phân biệt được điểm khác nhau giữa 2 khái niệm đăng ký bản quyền logo, đăng ký nhãn hiệu. Bằng việc so sánh căn cứ trên các đặc điểm như khái niệm, phạm vi bảo hộ, điều kiện bảo hộ, thủ tục bảo hộ… chúng ta có thể dễ dàng thấy được bảo hộ logo và bảo hộ nhãn hiệu là 2 khái niệm khác nhau. 

Vậy khi nào nên đăng ký bản quyền logo và bao giờ nên đăng ký nhãn hiệu? Dưới đây sẽ là phần phân tích chi tiết của Luật An Khang.

Đầu tiên chúng ta phải hiểu, bảo hộ quyền tác giả đối với logo và bảo hộ độc quyền nhãn hiệu đều là việc cơ quan chức năng đứng ra bảo vệ quyền sử dụng logo, nhãn hiệu đó của cá nhân, doanh nghiệp. Mục tiêu đầu tiên của việc này cũng xuất phát từ mục đích chính là giúp các doanh nghiệp có thể bảo hộ bản quyền thương hiệu, khả năng sáng tạo  độc quyền khỏi việc bị đánh tráo, ăn cắp hoặc sao chép.

Đăng ký bản quyền logo, đăng ký nhãn hiệu là 2 khái niệm khác biệt

Tuy nhiên, nếu việc đăng ký bản quyền logo sẽ nghiêng về phía bảo vệ các giá trị tinh thần của tác giả sáng tạo thì việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp bảo vệ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp. Bởi vậy nên trong hướng dẫn cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới có sự khác biệt. Từ đó mang tới môi trường kinh doanh lành mạnh và hạn chế tối đa các việc chơi xấu của đối thủ.

Bởi vậy nên việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cần phải thực hiện với đầy đủ các thủ tục, hồ sơ rõ ràng. Việc này giúp ràng buộc người đăng ký và cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhằm đồng thuận xác nhận tính pháp lý nhất định.

Do vậy, kết luận của Luật An Khang về câu hỏi: Khi nào nên đăng ký bản quyền logo, đăng ký nhãn hiệu logo?

  • Nếu bạn là một tác giả chuyên sản xuất ra các tác phẩm nghệ thuật thương mại hoặc phi thương mại thì bạn cần đăng ký bản quyền logo
  • Nếu bạn là một doanh nghiệp muốn bảo vệ cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình thì hãy lựa chọn đăng ký nhãn hiệu.

Bảo vệ bản quyền hay bảo vệ nhãn hiệu rất quan trọng vì chúng là công cụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của công cụ này, mỗi cá nhân sở hữu tài sản trí tuệ cũng phải có một số kiến thức nhất định để phân biệt sự khác biệt giữa quyền sở hữu trí tuệ và quyền nhãn hiệu, từ đó lựa chọn hình thức bảo hộ phù hợp với mình. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn về dịch vụ Đăng ký bảo hộ thương hiệu hãy liên lạc với chúng tôi qua Website.

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *