Pháp Luật Doanh Nghiệp

Thành Lập Công Ty Cơ Khí – Tư Vấn Quy Định Mới 2024

Thành lập công ty cơ khí hiện đang là lựa chọn của nhiều chủ đầu tư khi bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên các thủ tục pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề thành lập doanh nghiệp cơ khí chế tạo hiện nay lại đang khá phức tạp và không dễ tiếp cận đối với những cá nhân chưa có kinh nghiệm. 

Trong bài viết ngày hôm nay, Luật An Khang xin gửi tới các bạn chi tiết quy định pháp luật liên quan tới mở công ty cơ khí, chế tạo. Hãy cùng chúng tôi theo dõi để biết thêm thông tin nhé!

Cơ sở pháp lý thành lập công ty cơ khí

Để thành lập công ty cơ khí chế tạo hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, các chủ doanh nghiệp cần căn cứ các quy định, luật sau đây:

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định số 139/2016/NĐ-CP được ban hành  quy định về lệ phí môn bài.
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP được ban hành về đăng ký doanh nghiệp.
thành lập công ty cơ khí
Công ty cơ khí hoạt động hợp pháp cần tuân thủ theo quy định pháp luật

Điều kiện thành lập công ty cơ khí theo quy định

Hiện nay, tại Việt Nam, pháp luật không có quy định cấm cá nhân/ thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo. Tuy nhiên, để có thể thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực này thì doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể theo quy định. Cụ thể, các điều kiện thành lập công ty cơ khí theo quy định pháp luật Việt Nam là:

Tên doanh nghiệp: Công ty muốn được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam thì cần có tên doanh nghiệp hợp phápkhông vi phạm các điều cấm như: trùng một phần hoặc hoàn toàn với tên các công ty đã tồn tại, không chứa từ ngữ cấm….

Cấu trúc đặt tên được thực hiện như sau: Loại hình kinh doanh công ty + tên riêng của công ty.

  • Địa chỉ doanh nghiệp: Công ty cần có địa chỉ cụ thể, chính xác và chi tiết theo các đơn vị hành chính của quy định pháp luật. 
  • Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể tự do chọn 1 trong 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam để thành lập công ty.
  • Ngành nghề kinh doanh: Bạn cần lựa chọn đúng ngành nghề kinh doanh phù hợp với hoạt động cơ khí, chế tạo để được phép thành lập công ty cơ khí
  • Vốn điều lệ: Quy định pháp luật không có quy định cụ thể về vốn điều lệ tối thiểu của công ty cơ khí. Do vậy doanh nghiệp có thể tùy ý chọn theo điều kiện tài chính và nguồn vốn của mình. 
  • Người đại diện pháp luật: Lựa chọn người đại diện pháp luật có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đảm bảo không thuộc nhóm đối tượng đang bị cấm thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
thành lập công ty cơ khí
Điều kiện được cấp giấy chứng nhận thành lập công ty cơ khí

Mã ngành đăng ký kinh doanh hoạt động lĩnh vực cơ khí là gì?

Để được cấp giấy chứng nhận thành lập công ty cơ khí chế tạo tại Việt Nam, doanh nghiệp cần chọn lựa và đăng kỹ ngành nghề kinh doanh phù hợp. Cụ thể các mã ngành đăng ký đều được cung cấp trong danh sách thông tin tra cứu. Cụ thể, các mã ngành đăng ký kinh doanh hoạt động lĩnh vực cơ khí chế tạo là:

Một số mã ngành cơ bản về chế tạo cơ khí như sau:

STT Tên ngành Mã ngành
1. Sản xuất sắt, thép, gang 2410
2. Sản xuất kim loại màu và kim loại quý 2420
3. Đúc sắt thép 2431
4. Đúc kim loại màu 2432
5. Sản xuất các cấu kiện kim loại 2511
6. Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại 2512
7. Sản xuất nồi hơi (trừ nồi hơi trung tâm) 2513
8. Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại 2591
9. Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại 2592
10. Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng 2593
11. Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu 2599
12. Sản xuất linh kiện điện tử 2610
13. Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính 2620
14. Sản xuất thiết bị truyền thông 2630
15. Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng 2640
16. Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển 2651
17. Sản xuất đồng hồ 2652
18. Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp 2660
19. Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học 2670
20. Sản xuất băng, đĩa từ tính và quang học 2680
21. Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện 2710
22. Sản xuất pin và ắc quy 2720

Hồ sơ thành lập công ty cơ khí chế tạo cần những gì?

Sau khi đã đảm bảo các yếu tố cần chuẩn bị trước khi thành lập công ty theo quy định bao gồm: Các thông tin cơ bản, điều kiện thành lập, mã ngành, loại hình doanh nghiệp… bạn có thể thực hiện nộp đơn xin đăng ký thành lập công ty cơ khí.

Bộ hồ sơ xin đăng ký thành lập doanh nghiệp cơ khí, chế tạo theo quy định tại Việt Nam năm 2024 bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty cơ khí theo mẫu tuỳ theo loại hình công ty.
  • Bản trình bày điều lệ công ty cơ khí.
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (tuỳ theo loại hình công ty).
  • Đối với thành viên hoặc cổ đông là cá nhân: Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực như CCCD/ CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Đối với thành viên hoặc cổ đông là tổ chức, yêu cầu bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận ĐKKD hay ĐKDN, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện.
  • Tờ văn bản quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức

>> Bạn có thể xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì? Hướng dẫn chi tiết từ A-Z

Thủ tục thành lập công ty cơ khí mới nhất

Các thông tin trên đây, Luật An Khang đã gửi tới bạn các nội dung chi tiết liên quan tới việc mở công ty cơ khí, chế tạo. Cuối cùng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình thủ tục thành lập công ty cơ khí để có thể hiểu hơn về cách mở công ty tại Việt Nam nhé:

Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ khí

Bước 2: Nộp hồ sơ xin mở doanh nghiệp cơ khí tại Sở Kế hoạch Đầu tư

Bước 3: Chờ đợi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

Bước 4: Các thủ tục cần hoàn thiện sau khi được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp cơ khí

Tham khảo tại: Các Bước Thành Lập Doanh Nghiệp 2024: Hướng Dẫn Chi Tiết

Đến đây, phần tư vấn của Luật An Khang liên quan tới các yếu tố cần biết khi thành lập công ty cơ khí tại Việt Nam đã kết thúc. Qua các nội dung tóm tắt trên đây, chúng tôi đã chia sẻ với bạn các thông tin về: Điều kiện thành lập doanh nghiệp cơ khí chế tạo, mã ngành nghề cơ khí, chế tạo, quy trình xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty. Nếu cần hỗ trợ thành lập doanh nghiệp hoặc giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan hãy liên hệ hotline của chúng tôi!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *