Góp vốn thành lập doanh nghiệp – xác định đúng, tránh rủi ro – hướng dẫn từ chuyên gia
Góp vốn là hình thức góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Để tiết kiệm thời gian cho các chủ doanh nghiệp, bài viết dưới đây Luật An Khang sẽ làm rõ khái niệm góp vốn thành lập doanh nghiệp, các điều kiện cần thiết để góp vốn cũng như các quy định về tài sản, pháp lý và thủ tục góp vốn của doanh nghiệp!
- Góp vốn thành lập doanh nghiệp là gì?
- Điều kiện góp vốn thành lập doanh nghiệp
- Quy định về góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
- Quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần
- Quy định về góp vốn thành lập công ty hợp danh
- Thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp
- Lưu ý khi góp vốn thành lập công ty
- Kết luận
Góp vốn thành lập doanh nghiệp là gì?
Góp vốn thành lập doanh nghiệp là quá trình mà các cá nhân hoặc tổ chức đóng góp một lượng tài sản nhất định vào doanh nghiệp tạo thành vốn điều lệ với mục tiêu thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trong đó:
- Tài sản này có thể là tiền mặt, quyền sử dụng đất, tài sản sở hữu trí tuệ, công nghệ và các loại tài sản khác có thể định giá được bằng tiền.
- Góp vốn được thực hiện khi thành lập công ty hoặc góp thêm để tăng vốn điều lệ.
Mục tiêu của việc góp vốn: doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính và vật chất để hoạt động, phát triển, đối mặt với các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Thông thường, quá trình này sẽ được thực hiện dựa trên các thỏa thuận giữa các cổ đông hoặc thành viên của doanh nghiệp và được ghi rõ trong điều lệ doanh nghiệp cũng như các hợp đồng kèm theo.
Điều kiện góp vốn thành lập doanh nghiệp
Về chủ thể góp vốn
Trừ các trường hợp thuộc Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, hiện nay, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần. Cụ thể:
- Cá nhân: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị hạn chế hoặc tước đoạt quyền làm chủ tài sản.
- Doanh nghiệp khác: Các doanh nghiệp có vốn để thành lập một doanh nghiệp mới, miễn là việc đó không vi phạm các quy định về quản lý vốn, quyền lợi của các bên liên quan, và các quy định khác của pháp luật.
- Tổ chức tài chính: Các ngân hàng, các quỹ đầu tư, và các tổ chức tài chính khác đều có thể góp vốn, miễn là họ tuân thủ các quy định pháp luật.
- Tổ chức nước ngoài: Các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài phải tuân thủ một số quy định và hạn chế đặc biệt, như tỷ lệ vốn nước ngoài tối đa, ngành nghề có điều kiện và các quy định về đầu tư nước ngoài.
Về chủ thể nhận vốn góp
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chủ thể có quyền nhận vốn góp thành lập doanh nghiệp bao gồm công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần.
Đối với từng loại hình doanh nghiệp vốn góp được quy định như sau:
- Trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập dưới dạng công ty cổ phần, vốn góp sẽ được chia thành các cổ phiếu và được phân bổ cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn của họ;
- Trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh, vốn góp sẽ được chia theo tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên trong doanh nghiệp.
Đối tượng nhận vốn góp có thể sử dụng số vốn này để thực hiện các hoạt động kinh doanh theo các mục tiêu và kế hoạch đã được quyết định và có trách nhiệm báo cáo về việc sử dụng vốn đó theo quy định của pháp luật và theo điều lệ doanh nghiệp.
Quy định về góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
Đối với mô hình công ty TNHH một thành viên, vốn điều lệ của công ty khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty; công ty không được nhận vốn góp từ chủ thể khác.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty phải hoàn thành nghĩa vụ góp vốn đúng loại tài sản đã cam kết và đạt giá trị trên đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thời gian hoàn thành việc góp vốn tối đa trong 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Mọi lý do nộp vốn góp muộn do thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn hoặc thực hiện các thủ tục hành chính sẽ không được chấp nhận trong điều kiện góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi, các thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên cần hoàn thành trách nhiệm góp vốn đúng với tài sản đã cam kết trong 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Thành viên công ty phải góp vốn đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
Quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần
Căn cứ trên Điều 112 và 113 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông của công ty cổ phần phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
Trong trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản khoảng thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản sẽ không tính vào thời hạn góp vốn. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.
Theo đó, cổ đông góp vốn cần thanh toán đầy đủ theo số cổ phần đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày. Trừ trường hợp điều lệ hoặc hợp đồng có quy định khác hoặc góp bằng tài sản cần thời gian vận chuyển và thủ tục hành chính thời gian sẽ được thay đổi.
Quy định về góp vốn thành lập công ty hợp danh
Căn cứ theo điều 178 Luật doanh nghiệp 2020 việc thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp công ty hợp danh được thực hiện như sau:
- Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết khi thành lập doanh nghiệp;
- Trường hợp, thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây ảnh hưởng và thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty;
- Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn đó được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Xem thêm: Quy định mới nhất 2024 về hội đồng thành viên công ty hợp danh
Thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp
Đối với các tài sản cần đăng ký quyền sở hữu (Ví dụ: Bất động sản, xe,…)
- Bước 1: Cá nhân hoặc tổ chức ký hợp đồng góp vốn bằng tài sản và công chứng/chứng thực.
- Bước 2: Tiến hành bàn giao tài sản trên thực tế.
- Bước 3: Nộp hồ sơ để sang tên chủ sở hữu, kê khai thuế và đóng các khoản lệ phí liên quan. (Chuyển quyền sở hữu khi góp vốn bằng tài sản không phải chịu lệ phí trước bạ)
- Bước 4: Cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đứng tên Công ty
- Bước 5: Cá nhân, tổ chức góp vốn được ghi nhận tư cách thành viên.
Ngoài ra, đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định cụ thể về thời điểm hoàn tất góp vốn như sau:
- Công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản đăng ký góp vốn.
- Công ty TNHH 2 thành viên và Công ty Cổ phần: Công ty cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp và lập Sổ đăng ký thành viên đối công ty TNHH 2 thành viên; hoặc Cổ phiếu (Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần) và lập sổ đăng ký cổ đông đối với Công ty Cổ phần.
- Công ty Hợp danh: Cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn đã hoàn tất việc góp vốn.
Đối với các tài sản không cần đăng ký quyền sở hữu
- Bước 1: Cá nhân hoặc tổ chức chuyển giao tài sản thực tế.
- Bước 2: Doanh nghiệp nhận góp vốn và cá nhân hoặc tổ chức góp vốn xác nhận bằng biên bản giao nhận
- Bước 3: Ghi nhận tư cách thành viên góp vốn.
Trong đó, biên bản giao nhận gồm các nội dung ghi rõ các thông tin sau:
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
- Số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn;
- Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn;
- Tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
- Ngày giao nhận;
- Chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn;
- Người đại diện theo pháp luật của công ty.
Lưu ý khi góp vốn thành lập công ty
Về tài sản góp vốn
Theo Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 về việc định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp :
- Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam;
- Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cá nhân hoặc tổ chức góp vốn bằng tiền mặt, ngoại tệ hoặc bất cứ tài sản có thể quy đổi sang tiền Việt Nam, đồng thời phải tuân thủ các quy định về định giá tài sản góp vốn.
Thời hạn góp vốn
Thời hạn góp vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp là 90 ngày. Cá nhân hoặc tổ chức góp vốn cho công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty hợp danh cần góp đúng thời hạn và đủ số lượng cam kết.
Hình thức góp vốn
Tổ chức, cá nhân có thể góp vốn bằng các hình thức:
- Góp vốn bằng tiền;
- Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu trí tuệ;
- Góp vốn bằng công nghệ và bí quyết kỹ thuật.
Phương thức góp vốn
– Đối với doanh nghiệp góp vốn thành lập công ty, không thanh toán tiền mặt cho các giao dịch góp vốn; mua bán hoặc chuyển nhượng phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác mà:
- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi chuyển khoản vào tài khoản công ty được góp vốn;
- Thông qua phương thức thanh toán bằng Séc;
- Hình thức thanh toán khác không sử dụng tiền mặt.
- Doanh nghiệp còn có thể góp vốn, mua bán hoặc chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng các loại tài sản (không phải tiền) theo quy định.
– Đối với thành viên cá nhân góp vốn thành lập công ty:
- Các cá nhân có thể góp vốn thành lập công ty bằng tiền mặt thông qua ghi nhận bằng phiếu thu của Công ty, chuyển khoản ngân hàng hoặc các tài sản khác theo quy định.
Kết luận
Trên đây là phần chia sẻ thông tin giải đáp thắc mắc về Hội đồng thành viên của công ty hợp danh của Luật An Khang. Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm quy định pháp luật về công ty hợp danh hoặc cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý khác, Luật An Khang luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline nhé!