Pháp Luật Doanh Nghiệp

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Top 5 thông tin cần biết

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì? Nội dung của nó ra sao? Ngay tại bài viết này, Luật và Kế Toán  An Khang sẽ giải đáp chi tiết cho bạn 5 thông tin cơ bản cần biết về loại giấy tờ này.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN) là giấy tờ pháp lý bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp tại Việt Nam. GCNĐKDN có giá trị như “giấy khai sinh” của doanh nghiệp, xác nhận tính hợp pháp và được nhà nước bảo hộ.

giấy phép thành lập công ty

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản pháp luật quan trọng

>>>Xem thêm: Cách Hạch Toán Chi Phí Trước Khi Thành Lập Doanh Nghiệp 2024

Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chính là minh chứng cho việc doanh nghiệp đó đăng được Nhà nước bảo hộ về quyền của doanh nghiệp. Đó có thể là quyền sở hữu tên theo quy định pháp luật, quyền bảo hộ các hoạt động kinh doanh…

Bên cạnh đó, Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng là một văn bản pháp lý giúp tăng độ uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu. Khi sở hữu giấy chứng nhận này, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã được cơ quan ban ngành kiểm tra, thẩm định và đánh giá. Điều đó chứng tỏ rằng công ty này hoạt động hoàn toàn hợp pháp và đúng quy định pháp luật.

Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có các nội dung gì?

Nội dung của Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định cụ thể trong Luật Doanh Nghiệp 2020. Theo đó, tại Điều 28 luật này quy định giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có các nội dung sau:

  • Tên doanh nghiệp và mã số thuế hoạt động của doanh nghiệp.
  • Địa chỉ trụ sở của công ty.
  • Ngành nghề kinh doanh.
  • Mức đăng ký vốn và số lượng cổ phần/phần vốn điều lệ tương ứng.
  • Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của công ty, các thành viên trong ban quản trị/ban giám đốc.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm Công ty tư nhân và công ty cổ phần.
  • Ngoài ra, giấy phép còn có thể chứng nhận các thông tin khác như số điện thoại, website, email, mã số thuế và các thông tin khác liên quan đến hoạt động của công ty.

>>>Xem thêm: Chia Sẻ Mẫu Quyết Định Thành Lập Công Ty 2024 Đầy Đủ Nhất

Mẫu giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phân loại

Việc phân loại giấy phép thành lập công ty được thực hiện dựa trên mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể hiện nay giấy phép thành lập một công ty được chia thành 4 loại chính:

  • Công ty tư nhân
  • Công ty cổ phần thương mại
  • Công ty hợp danh (Dành riêng cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực đặc thù)
  • Các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Điều kiện cấp giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Điều 27 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định: Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;

c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Cơ quan nào chịu trách nhiệm cấp Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Hiện nay tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập công ty là Sở kế hoạch – đầu tư và Phòng kinh tế của quận/ huyện cấp. Trong đó, nhiệm vụ cụ thể sẽ như sau:

  • Sở kế hoạch và đầu tư: Thực hiện thẩm định, xác minh hồ sơ có hợp lệ hay không và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Phòng kinh tế của quận/huyện: Nhận đơn xin cấp phép hộ kinh doanh và thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh cá thể.

>> >Xem thêm: Luật Sư Giải Đáp: Doanh Nghiệp Mới Thành Lập Cần Làm Gì?

Thời gian làm việc và cấp giấy phép sẽ giao động từ 03 – 05 ngày làm việc tùy theo tính chất công việc.

giấy phép thành lập công ty
Sở kế hoạch và đầu tư là nơi cấp giấy phép thành lập công ty

>>>Nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp nhanh chóng: Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp trọn gói A-Z – Luật An Khang

Kết luận

Hy vọng với 5 thông tin cơ bản về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Luật và Kế Toán An Khang đã làm rõ, bạn có thể hiểu thêm về loại giấy tờ này và các điều kiện thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn cần tư vấn thêm bất kỳ thông tin gì, hãy liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua Hotline trên Website!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *