Doanh Nghiệp Có Bắt Buộc Phải Thành Lập Công Đoàn? Giải đáp chi tiết
Công đoàn đóng vai trò quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không? Nếu doanh nghiệp không thành lập công đoàn có bị pạt không? Các bước thành lập cụ thể ra sao? Cùng Luật An Khang giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.
- Giải nghĩa công đoàn là gì?
- Các quy định về thành lập doanh nghiệp mới nhất
- Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn?
- Không thành lập công đoàn, doanh nghiệp có bị xử phạt không?
- Cách xử lý tranh chấp về quyền công đoàn được xử lý ra sao?
- Không thành lập công đoàn thì công nhân có phải đóng kinh phí công đoàn không?
- Kết luận
Giải nghĩa công đoàn là gì?
Trước khi đến với đáp án doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem công đoàn là gì?
Tại Điều 10 Hiến pháp 2013 quy định “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Theo đó, công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội của công nhân và người lao động. Cơ quan này được thành lập để bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp công nhân, người lao động. Họ giữ vai trò là người trung gian dung hòa mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Giúp nhau cùng tiến bộ và giữ ổn định trong sản xuất kinh doanh.
>> Xem thêm: Doanh Nghiệp Mới Thành Lập Được Miễn Thuế Môn Bài không?
Các quy định về thành lập doanh nghiệp mới nhất
Căn cứ theo Luật công đoàn năm 2012, có quy định cụ thể về chức năng của công đoàn trong quan hệ lao động như sau:
- “Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động
- Hỗ trợ người lao động ký kết hợp đồng lao động, tư vấn tránh các rủi ro pháp lý khi không hiểu rõ nội dung hợp đồng và vi phạm.
- Tham gia, ký kết, thương lượng và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động về các điều khoản của quan hệ lao động.
- Công đoàn tham gia vào việc thiết lập và giám sát thang lương, tiêu chuẩn trả lương và tiền thưởng và nội quy lao động.
- Khi lợi ích của người lao động và tập thể bị vi phạm, công đoàn có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết.”
Như vậy, công đoàn là người bảo vệ quyền và lợi ích của đoàn viên, tư vấn pháp lý tránh rủi ro pháp lý khi không hiểu rõ về các điều khoản trong hợp đồng lao động. Cùng nhiều quy định khác.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn?
Như các bạn đã biết, công đoàn là một tổ chức chính trị, xã hội được thành lập dựa trên sự tự nguyện của cả người lao động và người sử dụng lao động. Đây là nơi đại diện hợp pháp cho công viên chức, người lao động.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Luật công đoàn 2012 có quy định chi tiết về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công đoàn cụ thể như sau:
“1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”
Theo đó, doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không? bạn đã rõ. Việc thành lập công đoàn là tự nguyện, không có sự phân nhánh hay bắt buộc pháp lý nào với doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế cho thấy, trong mối quan hệ giữa chủ lao động và người lao động cần có chủ thể đại diện cho tập thể người lao động. VỚi mục đích là lấy ý kiến chung của tập thể người lao động.
Chính vì thế, công đoàn được Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp nên thành lập. Ngay cả khi pháp luật không bắt buộc.
Nếu công đoàn được thành lập trực tiếp tại công ty thì được gọi là công đoàn cơ sở và được cônng đoàn cấp trên chứng nhận theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ công đoàn Việt Nam.
Trong trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở. Lúc này, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ có quyền, nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho giai cấp công nhân, người lao động khi họ làm việc tại doanh nghiệp.
Không thành lập công đoàn, doanh nghiệp có bị xử phạt không?
Qua chia sẻ trên, bạn đã biết doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn? rồi đúng không. Việc thành lập công đoàn là hoàn toàn tự nguyện nên doanh nghiệp không thành lập công đoàn sẽ không bị phạt. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải đảm bảo cung cấp cho người lao động một môi trường làm việc công bằng, văn minh. Nếu người lao động muốn thành lập thifnene thành lập công đoàn.
>> Xem thêm: Các Trường Hợp Bị Cấm Thành Lập Doanh Nghiệp – Mới 2024
Cách xử lý tranh chấp về quyền công đoàn được xử lý ra sao?
Tại Điều 30 của Luật công đoàn 2012 có quy định cụ thể về việc khi “phát sinh tranh chấp về quyền công đoàn giữa đoàn viên công đoàn, người lao động. Tổ chức công đoàn với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì thẩm quyền trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định sau đây:
- Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong quan hệ lao động thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động;
- Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong các quan hệ khác thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật tương ứng có liên quan;
- Tranh chấp liên quan đến việc không thực hiện hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đối với Công đoàn thì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.”
Vì thế, khi có tranh chấp thuộc phạm vi quyền và trách nhiệm của công đoàn trong quan hệ lao động thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động. Trong các mối quan hệ khác thì sẽ có thủ tục giải quyết theo pháp luật về giải quyết tương ứng. …
Ngoài ra, tại Điều 31 luật Công đoàn 2012 cũng quy định rất rõ về việc xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn như sau:
“1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến quyền công đoàn thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định chi tiết việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn.”
Như vậy, khi doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quyền công đoàn tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Không thành lập công đoàn thì công nhân có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Căn cứ theo Điều 4, Nghị Định 191/2013/NĐ-CP có quy định cụ thể về các trường hợp đóng kinh phí công đoàn như sau:
“1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.”
Theo đó, Ngay cả khi công ty, doanh nghiệp không thành lập công đoàn thì doanh nghiệp đó vẫn phải thực hiện việc đóng đoàn phí theo đúng quy định của Pháp luật.
Kết luận
Qua những thông tin trên, Luật An Khang đã giải đáp chi tiết đến bạn doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không? Kèm theo đó là một số thông tin liên quan đến việc xử lý vi phạm. Cũng như việc đóng phí công đoàn.
Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp. Hoặc bạn cần tìm hiểu chi tiết hơn về dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, vui lòng liên hệ đến hotline 088 6363 296 để được giải đáp, hỗ trợ, tư vấn dịch vụ hoàn toàn miễn phí.