Những thủ tục phải thực hiện sau khi đăng ký hộ kinh doanh
Những thủ tục phải thực hiện sau khi đăng ký hộ kinh doanh. Dưới đây Luật và Kế Toán An Khang chia sẻ danh sách các thủ tục quan trọng
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020: Các quy định liên quan đến việc thành lập và hoạt động hộ kinh doanh.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hướng dẫn cụ thể về đăng ký hộ kinh doanh và các thủ tục sau khi đăng ký.
- Các quy định liên quan từ Cục Thuế, Tổng cục Thuế và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Các thủ tục cần làm sau khi nhận được đăng ký hộ kinh doanh
Kê khai và nộp thuế
- Các loại thuế cần nộp:
- Thuế môn bài: Được nộp ngay sau khi hộ kinh doanh bắt đầu hoạt động. Bạn có thể xem những lệ phí môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập.
- Thuế GTGT (VAT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Hộ kinh doanh có nghĩa vụ kê khai và nộp định kỳ theo quy định.
- Hướng dẫn kê khai thuế: Hộ kinh doanh có thể kê khai trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc qua Cổng thông tin điện tử.
- Thời hạn và phương thức nộp thuế: Các khoản thuế thường được kê khai theo quý hoặc năm, nộp qua tài khoản ngân hàng hoặc trực tiếp tại Chi cục Thuế.
>>>Bạn có thể đọc thêm: Cách xuất hóa đơn VAT điện tử
Đăng ký tài khoản ngân hàng
- Lợi ích: Mở tài khoản ngân hàng riêng giúp quản lý tài chính rõ ràng, thuận tiện cho việc nộp thuế và giao dịch.
- Quy trình mở tài khoản:
- Cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và CMND/CCCD của chủ hộ kinh doanh.
- Thời gian là 1-2 ngày làm việc.
Lập và quản lý hóa đơn
- Khi nào cần lập hóa đơn?: Hộ kinh doanh cần lập hóa đơn khi cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ có yêu cầu lập hóa đơn.
- Quy trình lập hóa đơn:
- Đăng ký hóa đơn
- Sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử để lập và quản lý hóa đơn.
Biển hiệu và con dấu
- Quy định biển hiệu: Biển hiệu cần tên hộ kinh doanh, địa chỉ,mã số thuế, vị trí biển hiệu phải tuân thủ quy định pháp luật.
- Sử dụng con dấu: Hộ kinh doanh có thể lựa chọn sử dụng con dấu nhưng không bắt buộc.
Các thủ tục khác (tùy theo ngành nghề kinh doanh)
Xin giấy phép con:
-
- Nếu hộ kinh doanh thuộc ngành nghề có điều kiện cần xin giấy phép con từ cơ quan nhà nước liên quan.
- Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ ăn uống cần giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm từ cơ quan y tế.
Đăng ký nhãn hiệu: Nếu bạn muốn thương hiệu của mình không bị đánh cắp, hãy đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ để tránh rủi ro vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Các nghĩa vụ khác liên quan đến hộ kinh doanh
Kê khai và nộp thuế
- Kê khai và nộp các loại thuế bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài theo đúng quy định.
Báo cáo nhân viên lao động
- Nếu hộ kinh doanh có thuê người lao động, cần báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng lao động cho cơ quan quản lý lao động địa phương.
Đảm bảo điều kiện về an toàn VS / PCCC
- Đối với nhà hàng, sản xuất, hộ kinh doanh cần đảm bảo tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng cháy chữa cháy một cách chặt chẽ nhất tránh các trường hợp .
>>>Tham khảo dịch vụ: Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp trọn gói A-Z – Luật An Khang
Kết luận
Những thủ tục phải thực hiện sau khi đăng ký hộ kinh doanh là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh của bạn hợp pháp. Nếu có thắc mắc hay có nhu cầu về kế toán thuế liên hệ ngay cho Luật và Kế Toán An Khang để được tư vấn.